Hỏi đáp sức khỏe

Chậm kinh 1 tháng có sao không? Có phải mang thai không

Họ tên: Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn
Hỏi:

Chậm kinh 1 tháng là hiện tượng không hiếm gặp ở nữ giới và hiện tượng này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Khi nhận thấy hiện tượng này, hầu như chị em nào cũng băn khoăn, thắc mắc không biết liệu có phải là do mình đã mang thai, liệu có ảnh hưởng, nguy hiểm gì với sức khỏe không? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Chậm kinh 1 tháng nghĩa là như thế nào?

Chậm kinh (cũng còn gọi là trễ kinh) là hiện tượng đã đến kỳ kinh nguyệt nhưng nữ giới chưa thấy có kinh nguyệt xuất hiện. Thông thường, một chu kỳ kinh được coi là đều đặn khi diễn ra trong khoảng từ 28 – 32 ngày. Trường hợp quá 35 ngày mà chưa thấy kinh nguyệt thì được gọi là trễ (chậm) kinh.

Đa phần các trường hợp chậm kinh gặp ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì thì không đáng lo ngại do nội tiết tố chưa phát triển đầy đủ, ổn định. Còn với những trường hợp nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà thường xuyên bị chậm kinh 1 tháng thì cần lưu ý, bởi đây có thể là một vấn đề cảnh bảo về tình trạng sức khỏe nào đó.

Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

Theo các chuyên gia, hiện tượng chậm kinh 1 tháng mà nhiều chị em gặp phải thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Do mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh 1 tháng thường gặp ở những chị em trước đó đã có quan hệ tình dục không an toàn. Thông thường, sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ được nuôi dưỡng, cung cấp thành phần giúp phôi thai có thể phát triển. Do đó, kể từ khi có thai, người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt quá trình mang thai.

Để biết có phải mình mang thai do chậm kinh 1 tháng hay không, chị em có thể dùng que thử thai hoặc tới các địa chỉ, phòng khám uy tín để thăm khám, siêu âm cụ thể.

Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng thuốc đôi khi cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như chậm kinh. Trong thành phần của một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong xạ trị, hóa trị, thuốc điều trị thần kinh, thuốc trị huyết áp… có thể khiến kinh nguyệt của chị em bị chậm đi.

Các bất thường ở tuyến giáp

Chậm kinh 1 tháng cũng là do các bất thường ở tuyến giáp, một tuyến có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone, từ đó giúp điều hòa, ổn định quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Khi tuyến này gặp phải các vấn đề như cường giáp, suy giáp, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, từ đó dẫn đến hiện tượng chậm kinh cùng nhiều vấn đề khác như mệt mỏi, huyết áp tăng, da và tóc yếu, tóc dễ gãy, đau nhức cổ…

Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS)

Đây là một hội chứng xảy ra khiến lượng hormone trong cơ thể nữ giới bị mất cân bằng, không ổn định. Theo thống kê, có khoảng 10% các trường hợp gặp phải hội chứng này trong độ tuổi sinh sản và đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, phần lớn biểu hiện mà chị em phụ nữ gặp phải là chậm kinh, kinh nguyệt đến chậm hơn so với dự tính, vô kinh, đặc biệt là khó thụ thai.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp phải một số dấu hiệu khác như béo phì, mọc nhiều mụn trứng cá, tóc mỏng, mọc nhiều lông, da đậm màu, hói đầu.

Căng thẳng, stress

Chị em nào thường xuyên có tinh thần bất ổn, stress, lo âu, căng thẳng, phiền muộn… cũng rất dễ bị chậm kinh. Nguyên nhân là do khi tâm trạng căng thẳng, một loại hormone như cortisol, adrenaline… sẽ được tiết ra và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen trong kỳ hành kinh.

Bệnh lý

Một số bệnh lý phụ khoa thường gặp như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung… ngoài gây ra các biểu hiện bất thường như đau rát, ngứa ngáy ở vùng kín, đau khi giao hợp, xuất huyết âm đạo bất thường… thì cũng còn gây ra hiện tượng chậm kinh.

Tăng, giảm cân đột ngột

Chị em nào luôn thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện để tăng/giảm cân quá mức cũng đều khiến kinh nguyệt có nhiều thay đổi. Bởi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không phù hợp, lành mạnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.

Thời kỳ tiền mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cũng thường xuyên gặp phải hiện tượng chậm kinh. Khi bước vào độ tuổi này, lượng hormone trong cơ thể nữ giới cũng không còn ổn định, cân bằng được như trước mà dần giảm đi.

Theo đó, tùy vào từng người mà có thể gặp phải các biểu hiện như chu kỳ kinh thưa, chậm kinh, máu kinh ra ít, rong kinh, khô âm đạo, đau đầu, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, hay mệt mỏi, cáu gắt, ham muốn tình dục giảm, thị lực suy giảm…

Ngoài ra, chậm kinh 1 tháng cũng bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như thiếu cân, lạm dụng thuốc tránh thai, mắc bệnh mãn tính, nội tiết tố mất cân bằng.

Chậm kinh 1 tháng có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, hiện tượng chậm kinh 1 tháng nếu diễn ra 1, 2 lần và không nhiều thì hoàn toàn vô hại. Còn với trường hợp bị chậm kinh nhiều lần, thường xuyên trong các kỳ kinh liên tiếp thì chị em cần lưu ý đi thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nếu chủ quan, kéo dài mà bệnh nhân không đi thăm khám ngay thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác hại không thể lường trước được, ví dụ:

Ảnh hưởng đến tâm lý

Khi nhận thấy kinh nguyệt chưa tới, hầu như chị em nào cũng cảm thấy lo lắng, bất ổn, không biết liệu mình có bị làm sao không, có đang mắc phải bệnh gì hay không. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tâm lý của bệnh nhân bị ảnh hưởng không nhỏ, luôn cảm thấy căng thẳng, chán nản, stress, thậm chí là dễ bị trầm cảm.

Ảnh hưởng tới cuộc sống

Như đã nói, đối với trường hợp chậm kinh 1 tháng do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh nhân thường gặp phải các biểu hiện như ngứa ngáy, đau rát, nghiêm trọng hơn là chảy máu vùng kín… sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, dần ngại yêu.

Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Trường hợp chậm kinh 1 tháng bắt nguồn từ các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các vấn đề về tuyến giáp… đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản khiến bệnh nhân khó có con, thậm chí là dẫn tới vô sinh hiếm muộn.

Do đó, ngay khi nhận thấy mình bị chậm kinh 1 tháng kéo dài, liên tục, chị em đừng nên ngần ngại, xấu hổ mà hãy tới phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám, hỗ trợ điều trị phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về chậm kinh 1 tháng, hy vọng mọi người đã nắm rõ hơn. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn gì, hãy nhấp vào khung chat trực tuyến để được các chuyên gia giải đáp một cách cụ thể.

https://phongkhamphukhoathaiha.webflow.io/

https://phongkhamthaiha.net/

https://phongkhamthaiha.vn/