Kiến thức y khoa

15 cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, bao gồm phương pháp dân gian

[ Cập nhật vào ngày (15-11-2023) ]
15 cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, bao gồm phương pháp dân gian
Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của những người không may mắc phải căn bệnh này. Vì vậy mà cách chữa bệnh trĩ? Là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhiều nhất. Trong bài viết dưới đây chú

Cách chữa bệnh trĩ bao gồm cả những cách chữa ngoại khoa, nội khoa hoặc chữa bệnh trĩ bằng những phương pháp dân gian tại nhà như rau diếp cá, hoa thiên lý, đu đủ,.., là dành cho những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ. Còn đối với những giai đoạn bệnh trĩ nặng, cách điều trị bệnh trĩ nội khoa hay cách chữa dân gian không còn hiệu quả. Lúc này cần phải áp dụng những thủ thuật điều trị ngoại khoa như phương pháp HCPT và PPH để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian là lòi dom hoặc lò rom) là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay có nhiều người mắc phải, căn bệnh này gây ra là do sự gia tăng áp lực của tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn, khi các tĩnh mạch do chịu sự chèn ép quá mức từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu và bị sa ra ngoài.

Theo các chuyên gia bác sĩ cho biết, các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc xung huyết là do rặn khi đi vệ sinh, ít hoạt động thân thể, ngồi lâu trên bồn cầu, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, giao hợp qua đường hậu môn,..

Dựa vào vị trí trí phát sinh búi trĩ ở trên hay dưới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra 3 loại khác nhau:

  • Trĩ  nội: Là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn, do búi trĩ nằm khuất nên khó có thể quan sát bằng mắt thường và không gây đau do vị trí không ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, búi trĩ sẽ phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

  • Trĩ ngoại: Những búi trĩ nằm ở bên dưới đường lược hậu môn trực tràng, do trĩ ngoại nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sờ thấy để cảm nhận kích thước của búi trĩ.

  • Trĩ hỗn hợp: Đây là tình trạng kết hợp cả 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại trên cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị sớm trĩ hỗn hợp có thể gây hoại tử, tổn hại đến chức năng của hậu môn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh càng để lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sinh hoạt ngày của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần nên chủ động đi thăm khám và điều trị bệnh trĩ dứt điểm càng sớm càng tốt để ngăn chặn các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Theo các chuyên gia bác sĩ cho biết, có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ cho nhiều người có lẽ là do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày thiếu khoa học, cụ thể như:

Lối sống sinh hoạt ăn uống không phù hợp

Nếu bạn bổ sung quá nhiều chất đạm trong một ngày như thịt, cá,.., đồ ăn nhanh có chứa hàm lượng dầu mỡ cao nhưng lại ăn ít những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả và uống ít nước thì sẽ gây ra hiện tượng khó đi đại tiện kéo dài, phân cứng, khiến cho việc đi vệ sinh phải rặn mạnh, từ đó dẫn đến gia tăng áp lực cho ống tiêu hóa ở hậu môn trực tràng. Do đó, đây chính là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trĩ.

Thói quen sống không an toàn

Nguy cơ mắc bệnh trĩ của một số người có thể là do các thói quen sinh hoạt không đúng cách như khuân vác nặng, đọc báo, chơi điện tử ngồi nhiều,.., hoặc nhịn đi vệ sinh lâu khiến cho phân bị tồn lại trong thành ruột lâu, bị hấp thụ hết nước nên bị cứng, từ đó, dẫn đến bệnh trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp

Những người mắc bệnh trĩ sẽ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trĩ dễ nhận biết như sau:

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là thời kỳ đầu của bệnh, đối với bệnh trĩ ngoại thì người bệnh có thể dễ dàng nhận biết ngay với những dấu hiệu như: 

  • Bệnh trĩ ngoại gây ra cảm giác đau đớn, rát hậu môn trực tràng đặc biệt là khi ngồi.

  • Ngứa xung quanh vùng hậu môn.

  • Nhìn vào sờ thấy có một hoặc nhiều u cục bất thường xung quanh hậu môn.

  • Tăng tiết dịch nhầy, có khi bị rò rỉ phân.

  • Chảy máu trong và sau khi đi đại tiện.

Riêng bệnh trĩ ngoại không được phân làm cấp độ, người bệnh chỉ có khả năng nhận biết độ trầm trọng nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào độ sa của bệnh trĩ nhiều hay ít. 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ nội

So với bệnh trĩ ngoại, do bệnh trĩ nội nằm bên dưới đường lược hậu môn trực tràng, nơi không chứa các dây thần kinh cảm giác lại không gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người bệnh. Do đó mà đây chính là nguyên nhân khiến bệnh trĩ lúc khởi phát khó có thể phát hiện được, chỉ khi bệnh lý trở nặng người bệnh mới phát hiện bệnh.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm tăng dần như sau:

  • Cấp độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, đại tiện ra máu là dấu hiệu thường gặp, máu thường lẫn với phân hay máu chảy thành giọt ra ngoài. Các búi trĩ nhỏ và nằm bên trong hậu môn chưa bị lòi ra bên ngoài.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi đại tiện, có thể tự thụt vào sau khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài ống hậu môn, ngay cả khi người bệnh ngồi lâu hay ho, hắt xì hơi, đi bộ. Chúng không có khả năng tự thụt vào được, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong.
  • Cấp độ 4: Giai đoạn này, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay nhét vào bên trong hậu môn được nữa. Lúc này người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau đớn, kèm theo tình trạng chảy máu luôn xảy ra ngay khi đứng hoặc ngồi,..

Ngoài ra, bệnh trĩ nội và ngoại đều có triệu chứng chung là đau buốt hậu môn, khó khăn lúc đi đại tiện, phân có hình dạng khác thường,..

Cách chữa bệnh trĩ ngoại và điều trị trĩ nội: Không đau - không chảy máu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ bao gồm từ phương pháp dân gian cho đến y học hiện đại. Thông thường đối với các phương pháp điều trị dân gian thường được áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tự ý chữa bệnh trĩ nào tại nhà, mà thay vào đó cần phải tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ trước khi điều trị áp dụng bất cứ biện pháp chữa bệnh trĩ nào.

Vậy các chữa bệnh bệnh trĩ nào hiệu quả nhất? Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất trên thực tế, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tiểu phẫu mổ trĩ bằng PPH và HCPT

Đây là 2 phương pháp cắt chỉ dành cho một số trường hợp bệnh trĩ tại giai đoạn nặng. Cắt trĩ bằng PPH và HCPT là cách điều trị bệnh trĩ tiên tiến, hiện đại và đều có ưu điểm là độ an toàn, chính xác cao. Đồng thời giúp hạn chế đau đớn, bệnh ít tái phát trở lại. Cụ thể nguyên lý hoạt động của hai phương pháp như sau:

  • Cách cắt trĩ HCPT: Được thực hiện dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng nhiệt tạo ra của dòng điện cao tần từ 70 đến 80 độ C, sau đó tác động lên mạch máu, ngăn chặn máu tới búi trĩ. Tiếp đó sử dụng dao điện để cắt bỏ một số đám rối tĩnh mạch sa ra bên ngoài hậu môn.

  • Cách cắt trĩ PPH: Dựa trên nguyên tắc sử dụng máy kẹp kéo búi trĩ ra khỏi đường lược, nhằm tránh các dây thần kinh cảm giác và tiến hành cắt bỏ các khóm trĩ một cách chính xác nhanh chóng. Đồng thời thực hiện khâu nối niêm mạc, tạo hình lại cho hậu môn phía ngoài.

Mổ trĩ bằng phương pháp HCPT và PPH đều là những phương pháp điều trị hiện đại, an toàn và đem lại hiệu quả điều trị cao. Vì vậy yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người bệnh có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao. 

Hiện nay, phòng khám đa khoa Thái Hà đang là cơ sở y tế áp dụng điều trị bệnh trĩ bằng hai phương pháp HCPT và PPH có tỷ lệ thành công vô cùng cao. Phòng khám đa tiếp nhận và thực hiện mổ trĩ bằng phương pháp HCPT, PPH cho rất nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ từ nặng đến nhẹ đều thành công.

Đồng thời, đây cũng là hai phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng phổ biến tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về hai kỹ thuật điều trị bệnh trĩ này, hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây:

Điểm mạnh của phương pháp HCPT trong điều trị bệnh trĩ ngoại

Hiện tại cắt trĩ bằng HCPT đang là phương pháp cắt trĩ với nhiều ưu điểm vượt trội, Phương pháp HCPT chữa bệnh trĩ bằng việc áp dụng sóng điện cao tầng để cắt bỏ trực tiếp búi trĩ ngoại mà không cần dùng đến sự can thiệp của dao mổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật cắt trĩ đều được theo dõi trực tiếp trên máy tính, giúp bác sĩ có thể biết được chính xác vị trí búi trĩ để cắt một cách chính xác và nhanh chóng.

Chính vì thế, khác với các phương pháp điều trị truyền thống, HCPT là một phương pháp điều trị hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội sau:

  • Độ ăn toàn cao, ít bị chảy máu và không đau.

  • Dòng điện cao tần chỉ gây ra phản ứng nhiệt lên búi trĩ mà không gây ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh.

  • Phương pháp này không sử dụng dao kéo, nên không gây ảnh hưởng tới các tế bào lân cận.

  • Thời gian thực hiện cho mỗi ca cắt trĩ nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 20 – 25 phút.

  • Thời gian hồi phục rất nhanh, không có biến chứng sau điều trị.

Bệnh trĩ ngoại dù không phải là bệnh lý có thể dẫn tới tử vong nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, khi bệnh trĩ ngoại phát triển đến giai đoạn nặng thì người bệnh còn gặp phải một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: Mất máu nhiều, bị viêm nhiễm,.., thậm chí là bị ung thư trực tràng.

Chú ý lúc điều trị bệnh trĩ ngoại bằng kỹ thuật HCPT

Sau phẫu thuật bệnh trĩ ngoại bằng kỹ thuật HCPT, để giúp quá trình hồi phục đạt hiệu quả cao và hạn chế tối đa bệnh tái phát thì bạn cần phải chú ý một số điều sau đây:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho hiệu quả điều trị bệnh cao và tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn trong quá trình điều trị.

  • Bổ xung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau xanh, ngũ cốc, hoa quả,..

  • Vệ sinh vết thương đúng cách theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thực hiện uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Sau khoảng 24h cắt trĩ, bạn nên hạn chế đi đại tiện để đảm bảo vết thương không bị chảy máu.

  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng, không mang vác nặng hay đứng ngồi quá lâu trong khoảng thời gian sau khi thực hiện tiểu phẫu.

  • Mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát và có chất liệu mềm mại để hạn chế va chạm vào vết thương.

  • Đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và nếu có hiện tượng bất thường cần phải đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều trị bệnh trĩ với kỹ thuật PPH

Phương pháp PPH cũng là một trong những kỹ thuật cắt trĩ tiên tiến hiện nay, được áp dụng phổ biến trong nhiều năm trở lại gần đây. Tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều người bệnh chưa biết đến kỹ thuật này có điểm mạnh gì trong điều trị bệnh trĩ nên đôi khi băn khoăn và thắc mắc khi đưa ra lựa chọn. Vậy, phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chữa bệnh trĩ PPH.

Kỹ thuật chữa bệnh trĩ PPH còn có tên gọi khác là máy kẹp PPH, kỹ thuật có mục đích điều trị bệnh cuối cùng là dùng thiết bị chuyên dụng để cắt bỏ lớp niêm mạc hậu môn – trực tràng bị phình và loại bỏ búi trĩ. Thường dùng để điều trị cho bệnh nhân trĩ cấp độ 3, cấp độ 4 hoặc đối tượng mắc bệnh trĩ vòng. 

Ưu điểm của phương pháp PPH trong điều trị bệnh trĩ như:

  • Ít gây cảm giác đau đớn, ít chảy máu trong quá trình điều trị.

  • Giúp tái tạo lại cấu trúc ống hậu môn như ban đầu và đảm bảo chức năng sinh lý của ống hậu môn.

  • Sau cắt trĩ bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày mà không cần phải nằm viện.

  • Hiệu quả cao, hầu như bệnh không tái phát lại sau khi đã thực hiện cắt bỏ búi trĩ.

  • Ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật và có thời gian phục hồi nhanh.

Điều trị bệnh trĩ với liệu pháp PPH cần lưu ý các điều sau

Sau phẫu thuật cắt trĩ bằng liệu pháp PPH, thể giúp bản thân hồi phục sức khỏe nhanh chóng, bạn cần lưu ý các điều như sau:

  • Ngay sau khi thực hiện cắt trĩ, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, không nên ngồi quá lâu, không hoạt động tình dục.

  • Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học như: Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng như rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Đồng thời tránh ăn các đồ ăn cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ và không sử dụng các chất kích thích như bia, rượi,..

  • Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ vết mổ nhẹ nhàng để tránh tình trạng viêm nhiễm, sau đó dùng khăn khô lạu lại nhẹ nhàng.

  • Nếu có phát hiện vết thương bị chảy máu nhiều hoặc có dấu hiệu lạ thì nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị.

  • Khi vết mổ ổn định, thường xuyên rèn luyện những môn thể dụng thể thao nhẹ nhàng như đi bộ để giúp máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn, tránh tắc nghẽn và giảm sút áp lực lên hậu môn.

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn, giúp các bác sĩ nhận định được kết quả phẫu thuật như thế nào và kịp thời phát hiện nếu có biến chứng để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cách điều trị bệnh trĩ với cách tiêm xơ khóm trĩ là gì?

Tiêm xơ khóm trĩ cũng là một trong số các phương pháp chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Phương pháp được sử dụng điều trị bệnh trĩ bằng cách tiêm thuốc gây ơ và tĩnh mạch bệnh nhân, với mục đích tạo phản ứng viêm mao mạch do hóa chất. Đồng thời kết hợp chèn ép các tĩnh mạch dính vào nhau để ngăn chặn máu lưu thông đến các tĩnh mạch. Từ đó làm cho các búi trĩ tự teo và rụng dần theo thời gian. 

Tiêm xơ khóm trĩ là thủ thuật ngoại khoa phổ biến, tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp mắc bệnh trĩ nhất định như 1 và 2. 

Cách tiêm xơ khóm trĩ được thực hiện ra sao?

Để thực hiện tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc có tác dụng xơ hóa hoặc hoại tử búi trĩ. Nhưng do các thuốc gây hoại tử búi trĩ dễ tạo ra biến chứng viêm nhiễm, chảy máu nên thường không áp dụng. Ngược lại thuốc tiêm xơ hóa không gây ra các biến chứng nguy hiểm cũng như không gây phá vỡ chức năng sinh lý bình thường của hậu môn nên thường được sử dụng nhiều.

Cách thực hiện phương pháp tiêm xơ búi trĩ khá đơn giản, trước khi thực hiện bệnh nhân cần phải đi đại tiện loại bỏ chất thải trong trực tràng – hậu môn. Sau đó,  bác sĩ để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên trái sao cho lộ hoàn toàn hậu môn, cùng lúc đó là vệ sinh, khử trùng và gây tê vùng rìa hậu môn. 

Tiếp đó, tiến hành tiêm thuốc vào phần dưới niêm mạc bệnh trĩ, liều lượng thuốc tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào độ lớn của búi trĩ. Cuối cùng rút kim tiêm ra khỏi khóm trĩ và dùng bông gạc ép vào trong để cầm máu cho bệnh nhân.

Sau quá trình thủ thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng nằm nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 3 – 5 giờ, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi và sinh hoạt trở lại như bình thường sau 24 giờ tiêm.

Ưu điểm và hạn chế của cách chữa bệnh trĩ bằng cách tiêm xơ búi trĩ

Trước khi thực hiện cách tiêm xơ búi trĩ, bạn có thể tham khảo một số ưu điểm và một số mặt hạn chế của phương pháp này như:

Những ưu điểm:

  • Ít gây đau đớn cho người bệnh.

  • Thời gian thực hiện nhanh và tỷ lệ gặp phải biến chứng thấp.

  • Người bệnh có thể về nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường sau khi tiêm.

  • Chi phí điều trị bệnh trĩ không tốn kém quá nhiều.

  • Thực hiện thuận tiện chỉ bằng một lần tiêm mà không cần mất nhiều thời gian điều trị của bệnh nhân.

Hạn chế:

  • Có tỷ lệ bệnh tái phát trở lại cao.

  • Rất khó để có thể kiểm soát được lượng thuốc tiêm.

  • Nhiều trường hợp tiêm quá nhiều số lượng thuốc sẽ gây ra các biến chứng như bị trĩ xơ hóa tạo thành các búi quá lớn, búi trĩ bị hoại tử do chảy máu quá nhiều.

Những biến chứng nguy hiểm cùng với những lưu ý người bệnh cần biết

Cũng giống như các phương pháp điều trị khác, tiêm xơ khóm trĩ cũng có một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Một số trường hợp tiêm xơ khóm trĩ bị đổ thuốc ra lòng trực tràng có thể làm cho người bệnh bị đau nhức nhiều, sốt cao. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu và viêm tuyến tiền liệt hay bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng.

  • Người bệnh có khả năng bị dị ứng với thuốc gây xơ, dẫn tới có biểu hiện nhợt trắng mờ, tím tái.

  • Sau khi tiêm thuốc gây xơ, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều do khi thực hiện thủ thuật có gây tổn thương đến động mạch chủ.

  • Những người mắc bệnh trĩ cấp độ 3 thường bị kích thích đi đại tiện liên tục khi tiêm xơ.

  • Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra khi tiêm khóm trĩ nhiều lần tại 1 điểm ở cách búi trĩ.

  • Ngoài ra bạn còn gặp phải một số biến chứng khác như: Áp xe niêm mạc trực tràng tại chỗ vùng tiêm xơ, áp xe tuyến tiền liệt,..

Vì vậy, để tránh gặp phải các biến chứng đã kể trên của phương pháp điều trị tiêm xơ khóm trĩ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Từ đó các bác sĩ sẽ làm mọi cách để giảm thiểu rủi ro cho bạn.

Cách chữa bệnh trĩ với cách thắt vòng cao su có đau đớn không?

Thắt vòng cao su là một trong những cách chữa bệnh trĩ hiệu nay, theo các chuyên gia bác sĩ cho biết, cách điều trị bệnh trĩ với cách này thực chất cực kỳ gây ra các giác đau đớn cho người bệnh, vì đây là cách chữa bệnh trĩ bằng cách cột búi trĩ chung đối với da quanh hậu môn.

Đặc biệt là đối với những trường hợp bị ngứa hậu môn kéo theo các cơn đau kéo dài có thể xảy ra do thắt gần đường lược hoặc thắt quá nhiều phần hậu môn và da nhạy cảm, lúc này bệnh nhân cần đi cắt bỏ vòng cao su và tiến hành thắt lại ngay.

Quy trình thực hiện cách điều trị bệnh trĩ với cách thắt vòng cao su như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su là làm giảm lưu lượng máu đến cách búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ phía bên dưới niêm mạch. Sau đó tiến hành cố định ống hậu môn và bảo tồn lớp đệm hậu môn.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và nằm nghiêng sang trái hoặc chổng mông để kiểm tra, tiếp đó bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi vào bên trong hậu môn nhằm xác định và kiểm tra lại chính xác tình trạng và vị trí búi trĩ cần thắt lại.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa những dụng cụ chuyên dụng như kìm và hoặc máy hút để kéo búi trĩ vào ống hậu môn, đồng thời kết hợp bật lẫy cho vòng cao su vào đến gốc búi trĩ và thắt lại. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định chính xơ thêm ở trên và ở dưới vòng cao su để giúp siết chặt vòng cao su hơn. 

Kết thúc quá trình bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức theo dõi, kết quả khoảng 1 tuần từ lúc tiến hành thắt đám rối tĩnh mạch hoặc lâu hơn những đám rối tĩnh mạch này sẽ tự động teo lại và hoại tử, rụng dần.

Ưu điểm và khuyết điểm của cách thắt búi trĩ với vòng cao su

Thông thường cách điều trị bệnh nào đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì không có một phương pháp nào hoàn hảo cả, chỉ có phương pháp làm giảm thiểu các rủi ro và khó chịu cho người bệnh. Chính vì thế, cách chữa bệnh với phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su cũng vậy, bao gồm:

Ưu điểm

  • Mang lại hiệu quả điều trị cao cho những người có búi trĩ với kích thước thước trung bình như trĩ 1, 2 và giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra.

  • Đây là phương pháp điều trị đơn giản, chi phí điều trị cũng không quá cao.

  • Sau điều trị bệnh không có khả năng tái phát lại.

  • Không xâm lấn, không cần phải dùng thuốc gây tê điều trị nên không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

  • Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, thắt búi trĩ bằng vòng cao su vẫn có một số hạn chế mà người bệnh cần biết như:

  • Chỉ phù hợp với những trường hợp có búi trĩ nhỏ, với những bệnh nhân có kích thước to như 3, 4 thì không đem lại tác dụng khả quan.

  • Có khả năng bị tụt do vòng cao su không thắt được toàn bộ mô trĩ, làm cho phải thắt lại nhiều lần mà bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn.

  • Do thắt búi trĩ quá sát với hậu môn nên sẽ khiến người bệnh sẽ phải chịu nhiều cơn đau đớn trong ống hậu môn, nhất là trong 2 – 3 ngày đầu.

  • Hầu như không dùng thuốc gây tê hay gây mê nên người bệnh sẽ bị đau đớn, khó chịu trong lúc phẫu thuật. 

Những nguy cơ bệnh nhân có thể gặp phải lúc thắt búi trĩ với vòng cao su

Dù là phương pháp dùng chữa bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 khá hiệu quả, nhưng thắt búi trĩ bằng vòng cao su vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ như:

  • Người bệnh có thể bị viêm loét hậu môn sau khi thắt vòng cao su do  bác sĩ thực hiện có tay nghề kém hoặc chế độ chăm sóc không đảm bảo gây nhiễm trùng tại hậu môn.

  • Bị chảy máu hậu môn, bí tiểu, sốt cao sau phẫu thuật do cảm giác đau nhức.

  • Thống kê cho thấy có khoảng 5% bệnh nhân sau phẫu thuật có hình thành cục máu đông và cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ lần nữa.

  • Người bệnh có nguy cơ bị bệnh nứt hậu môn do nứt búi trĩ.

  • Có thể để lại sẹo sau tiểu phẫu.

Một số điều bệnh nhân cần chú ý sau khi đã thắt khóm trĩ với vòng cao su

Để ngăn ngừa nguy có gặp các biến chứng hay để lại sẹo sau khi thắt búi trĩ, người bệnh nên có biện pháp chăm sóc phù hợp. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi trong vài ngày để cơ thể dần hồi phục sức khỏe ổn định.

Sau đây là một số điều cần chú ý sau khi đã cắt khóm trĩ với vòng cao su như sau:

  • Sau khoảng 2 -  3 ngày đầu phẫu thuật người bệnh nếu cảm thấy đau nhức tại hậu môn thì cần phải ngồi ngâm nước nóng ngay. Trong trường hợp bị đau quá nhiều có thể dùng propoxyphen nhưng cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và cũng không nên lạm dụng quá nhiều.

  • Hạn chế vận động mạnh sau khi phẫu thuật, thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi, di chuyển nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 ngày đầu.

  • Nên ăn những thực phẩm như cháo, súp và tăng cường bổ sung thêm một số thực phẩm giàu chất xơ để giúp cho việc tiêu hóa dễ hơn. 

  • Hạn chế ăn các đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng và đồ ăn nhiều dầu mỡ, bời vì những loại đố ăn này có thể gây kích ứng dạ dày gây khó tiêu.

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân và giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái và tránh mặc những bộ đồ bó sát dễ gây kích ứng tại vị trí phẫu thuật.

  • Sau vài ngày khi đã ổn định, người bệnh có thể thực hiện cách động tác luyện tập thể dục nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Chú ý dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.

Chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ các ưu điểm và khuyết điểm cũng như những lưu ý cho người bệnh khi điều trị bệnh trĩ bằng cách này. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ trước, sau đó tùy vào từng tình huống mà người mắc bệnh trĩ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ dẫn phương pháp can thiệp phù hợp để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng quang đông hồng ngoại là gì?

Đây cũng được xem là một trong cách chữa bệnh trĩ được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện công lập trong thời gian gần đây. Nguyên lý của cách chữa này là sử dụng sức nóng khiến các mô bệnh trĩ đông lại để tạo sẹo xơ làm giảm sút máu lưu thông đến búi trĩ và cố định được búi trĩ vào ống hậu môn.

Bên cạnh đó, việc kết hợp tia hồng ngoại và quang động tạo nên sự tác động kép giúp tác động chính xác lên các búi trĩ. Chính vì thế mà việc điều trị bệnh sẽ đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của điều trị bệnh trĩ với quang đông hồng ngoại

Cũng giống như các phương pháp điều trị khác, các chữa này cũng có những ưu điểm vào nhược điểm, do đó người bệnh cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn sử dụng. Cụ thể như sau:

Điểm nổi bật

  • Phương pháp điều trị sử dụng máy quang đông nên không gây nhiễu cũng như không gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử gắn trên người bệnh nhân. Trong đó phải kể đến máy trợ tim.

  • Phương pháp điều trị bệnh chỉ gây đau và chảy máu nhẹ, đồng thời không làm ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh.

  • Thủ thuật này rất an toàn và không gây ra bất kỳ biến chứng nào trong quá trình điều trị, vì vậy mà người bệnh có thể an tâm sử dụng.

Nhược điểm

  • Phương pháp điều trị chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhẹ, trường ở mức độ 1 và 2. Còn đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở cấp độ nặng hơn thì điều trị sẽ không có kết quả tốt.

  • Chi phí phải bỏ ra cho cuộc điều trị bằng phương pháp này khá lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện.

  • Người bệnh cần phải tiến hành đi điều trị nhiều lần và bệnh có khả năng tái phát lại sau điều trị là rất cao.

Những dạng tia Laser được dùng để cắt trĩ

Hiện nay có khá nhiều tia laser được áp dụng trong y học, tuy nhiên đối với tiểu phẫu cắt trĩ hiện đang áp dụng 2 mẫu tia laser sau đây:

1.Sử dụng tia laser CO2 để cắt khóm trĩ

Đây là chùm tia laser hẹp, ánh sáng không màu được tạo ra bằng dòng điện mạnh qua hệ thống ống kính chứa CO2, chúng được dùng để cắt bỏ đi các búi trĩ. Sau đó bác sĩ sẽ áp dụng tia laser tại chế độ bay hơi giúp loại bỏ tất cả các mô bệnh trĩ bám trên niêm mạc ống hậu môn trực tràng. Cắt trĩ bằng CO2 còn làm giảm diện tích của trĩ ngăn ngừa hiện tượng búi trĩ hình thành trở lại.

2. Thủ thuật mổ trĩ bằng tia laser ND

Phương pháp này không tác động trực tiếp vào các búi trĩ để cắt mà sử dụng các tia laser xuyên thấu tác động và loại bỏ các búi trĩ. Do đó phương pháp này có khả năng cầm máu cực kỳ tốt. Tuy nhiên, dù tia laser ND có mức độ an toàn cao hơn, nhưng vẫn còn điểm hạn chế là vì cắt gián tiếp nên tỷ lệ loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ, nên có khả năng tái phát lại bệnh sau điều trị.

Thế nên, tia laser ND thường được áp dụng cho các trường hợp có búi trĩ nhỏ và người bệnh có nguy có ra máu cao. Còn đối với những người có búi trĩ lớn, bác sĩ thường áp dụng sử dụng tia laser CO2 để loại bỏ búi đám rối tĩnh mạch cùng với loại bỏ một số mô bệnh trĩ còn sót lại trên ống hậu môn.

Chỉ định – Chống chỉ dẫn

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cắt chỉ bằng tia laser được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 hoặc có nguy cơ biến chứng bệnh trĩ trầm trọng.

  • Người bệnh có búi trĩ với kích thước lớn, bị lòi ra ngoài và không thể tự co vào bên trong hậu môn.

  • Người không chịu được đau đớn từ các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ truyền thống.

Phương pháp cắt trĩ bằng laser khá an toàn, tuy nhiên để phòng ngừa sảy ra các rủi ro hay nảy sinh các vấn đề khác trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, thì người bệnh cần phải thông báo với các chuyên gia về những hiện tượng cùng với tiền sử dị ứng trước khi thực hiện phương pháp cắt trĩ này.

Phác đồ thực hiện mổ trĩ bằng laser

Dưới đây là phác đồ thực hiện cắt trĩ gồm 3 bước chính như sau:

1.Xét nghiệm trước lúc thực hiện

Trước khi thực hiện cắt trĩ, các chuyên gia bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thăm khám trực tràng – hậu môn, nội soi đường tiêu hóa dưới cùng. Đồng thời kiểm tra máu để đánh giá kích cỡ đám rối tĩnh mạch, nhằm loại trừ nguy cơ polyp đại tràng/ung thư trực tràng và kiểm tra chức năng đông máu của người bệnh.

Sau khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể nguyên lý hoạt động và cách thức thực hiện, những ưu điểm, rủi ro và giá thành của phương pháp laser. Sau khi được sự đồng ý của người bệnh mới bắt đầu thực hiện cắt trĩ với laser.

Phương pháp laser có mức độ xâm lấn thấp nên ít gây đau và chảy máu và tổn thương sau khi dùng laser cắt trĩ rất nhỏ bên trong ống hậu môn, nên không cần phải thực hiện khâu vết mổ, các vết thương sẽ tự lành. Do đó, sau phẫu thuật người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ như ngừng sử dụng bia rượu, thuốc lá,..., để ngăn ngừa viêm nhiễm.

2. Tiến hành mổ trĩ bằng tia laser

  • Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ hậu môn của người bệnh.

  • Gây tê cục bộ vào phần tĩnh mạch máu vùng hậu môn – trực tràng.

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở một đường thông tại ống hậu môn. Sau đó sử dụng chùm tia laser phù hợp nhằm loại bỏ búi trĩ tại khu vực đó.

  • Sau khi đã mổ trĩ thành công, người bệnh sẽ được chuyển sang phòng lưu bệnh để nghỉ ngơi.

  • Sau khoảng vài giờ theo dõi nếu không xảy ra vấn đề gì bất thường, người bệnh có thể về nhà nghỉ ngơi.

Chữa trị bệnh trĩ bằng thủ thuật mổ trĩ theo longo

Phẫu thuật longo là một trong những phương pháp cắt trĩ được sử dụng phổ biến hiện nay. Bởi phương pháp điều trị này có thể được áp dụng đối với những trường hợp bệnh trĩ nặng, gây nên nhiều đau đớn cho người bệnh. Do đó, việc áp dụng phương pháp điều trị này sẽ giúp bệnh nhân giải quyết được những vấn đề ngứa ngáy, khó chịu và cảm giác đau đớn do bệnh trĩ gây ra.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ longo dựa theo quy tắc sử dụng máy khâu vòng để cắt 1 khoang niêm mạc trên đường lược khoảng 3 – 4 cm. Bên cạnh đó, phẫu thuật longo giúp loại bỏ nguồn máu di chuyển từ dưới niêm mạc đến các búi trĩ bằng cách cắt và khâu mạch máu cung cấp, từ đó khiến búi trĩ co nhỏ lại.

Phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật longo thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị dành cho những trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4.

Những điểm mạnh của tiểu phẫu logon là:

  • Người bệnh sẽ ít có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình làm tiểu phẫu.

  • Thời gian thực hiện phẫu thuật chỉ dao động từ 20 – 30 phút nên bệnh nhân không cần mất quá nhiều thời gian cho quá trình phẫu thuật.

  • Sau phẫu thuật người bệnh nếu không có vấn đề gì sẽ được về nhà nghỉ ngơi mà không cần phải nằm viện.

  • Tỷ lệ tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật rất thấp.

Phác đồ phẫu thuật longo gồm có 5 bước chính:

  • Đưa búi trĩ vào trong ống hậu môn, nhằm giúp dễ dàng hơn trong việc quan sát đường lược.

  • Bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nong hậu môn.

  • Thực hiện khâu túi mũi (purse – string).

  • Sử dụng máy khâu nối (stapler) để bấm cắt 

  • Cầm máu và kiểm tra lại đường khâu nối.

Lưu ý: Phẫu thuật longo là phương pháp khá đơn giản, tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm chuyên môn giỏi, tay nghề cao. Đồng thời phải thực hiện bằng các trang thiết bị y tế hiện đại mới đảm bảo an toàn và cho hiệu quả điều trị cao.

Chữa bệnh trĩ với rau diếp cá ở nhà

Rau diếp cá là một loại rau thơm quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong những bữa ăn hàng ngày. Với tác dụng thanh lọc cơ thể, chống viêm, khử trùng các vết loét thì rau diếp cá được ví như một bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Theo nghiên cứu đã tìm ra, trong rau diếp cá có chứa thành phần Quercetin – một dạng flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch, làm giảm tình trạng sa búi trĩ. Ngoài ra, trong rau diếp cá có chứa hoạt chất decanonyl acetaldehyde có vai trò như một chất kháng sinh mạnh tiêu diệt các loại khuẩn, hỗ trợ chống viêm nhiễm, sưng đau ở hậu môn rất cực kỳ tốt. Do đó, rau diếp cá được xem là bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà rất tốt.

Phục hồi của rau diếp cá

Theo một số nhận định của các chuyên gia bác sĩ bệnh hậu môn trực tràng tại phòng khám trĩ Thái Hà về vấn đề cải thiện của rau diếp cá với bệnh trĩ, đầu tiên chúng ta cần phải nói đến công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, khiến bền chắc mạch máu,.., bởi trong rau diếp cá có chứa các chất như decanonyl acetaldehyde, quercetin,.. Hơn nữa, rau diếp cá còn có tính hàn, vị cay, có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.

Chính vì thế, để phát huy tốt những lợi ích của rau diếp cá trong điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể dùng rau diếp cá ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày, đồng thời phối hợp thực hiện thêm những điều sau đây để việc điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả cao như:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

  • Không đứng, ngồi quá lâu một chỗ hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện.

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày.

  • Tránh ăn những muốn ăn cay nóng và những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

  • Ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập đi bộ.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, nước ngọt,..

Cách sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá mà bạn có thể áp dụng như:

  1. Ăn rau diếp cá mỗi ngày, tuy nhiên trước khi ăn bạn cần phải ngâm rau với nước muốn tự nhiên, sau đó để rau nước mới ăn để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

  2. Nếu bạn không quen ăn vị này có thể chế biến một số món ăn đơn giản từ diếp cá như rau diếp cá trộn dầu vừng, rau diếp cá trộn tôm nõn khô,.., để dễ ăn hơn.

  3. Uống nước ép từ rau diếp cá cũng được xem là cách điều trị trĩ bằng rau diếp cá đơn giản mà hiệu quả, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g rau diếp cá, 2 muỗng đường trắng và ít nước lọc sạch. Rửa sạch rau rồi nhặt bỏ phần cọng già và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó cho rau diếp cá vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt rồi bỏ bã. Cho nước diếp cá ra ly và cho thêm đường vào là có thể uống ngay. Mỗi ngày uống một cốc sẽ giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

  4. Ngoài cách uống rau diếp cá tươi, những trường hợp bệnh trĩ chảy máu bạn cũng có thể dụng rau diếp cá đem sắc nước uống để chữa bệnh trĩ. Bạn chỉ cần lấy khoảng 6 – 12g rau diếp cá rồi đem rửa sạch, cho vào nồi thêm nước sạch đun sôi, dùng nước uống mỗi ngày thay nước lọc.

  5. Đối với những trường hợp bệnh trĩ phình to, căng giãn quá mức ở các tĩnh mạch ở phần rìa hậu môn hoặc do phần da ở các nếp nhăn hậu môn bị viêm nhiễm thì chúng ta có thế áp dụng 2 cách sau:

  6. Lấy rau diếp cá ngâm nước muối sau đó rửa sạch để ráo nước, đem đi giã nát lá diếp cá rồi dùng đáp trực tiếp lên khóm trĩ, dùng khăn sạch băng kín hậu môn. Thực hiện 1 lần/ ngày trong khoảng vài tuần, cảm giác đau rát hậu môn sẽ thuyên giảm.

  7. Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, cho vào nồi thêm nước vào nấu trong khoản 10 – 15 phút, tiếp đó đổ nước ra chậu rồi dùng nước để xông hậu môn cho đến khi nước hết ấm. 

Lưu ý: Trước khi đắp lá rau diếp cá và xông hậu môn người bệnh nên chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm và đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Điều trị bệnh trĩ với rau diếp cá

  • Sử dụng kiên trình trong một khoảng thời gian sẽ thấy hiệu quả.\

  • Cách điều trị này không thể thay thế được thủ thuật cắt khóm trĩ.

  • Cần phải dừng sử dụng khi phát hiện những dấu hiệu của dị ứng với loại rau này.

  • Cách sử dụng điều trị rau diếp cá chỉ phù hợp với những người mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, nếu mắc bệnh trĩ ở cấp độ nặng hơn thì việc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Ngoài việc điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá, người bệnh cũng nên kết hợp ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khoa học thì bệnh mới mau khỏi.

  • Lựa chọn sử dụng những rau diếp cá sạch sẽ, không quá già cũng không quá non và không có bọ, không bị sâu thối. Tốt nhất bạn nên dùng loại rau diếp cá tươi mới hái để giữ được đặc tính của rau.

Cách chữa bệnh trĩ bằng thiên lý tại nhà 

Thiên lý là một loại cây thân leo, lá và hoa của cây thiên lý thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn khá ngon. Bên cạnh đó, thiên lý còn được sử dụng như là một bài thuốc để chữa bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng thiên lý:

  • Lấy 1 nắm lá thiên lý tươi rửa sạch, sau đó thêm một chút muốn rồi giã nhỏ, cho khoảng 30ml nước đun sôi còn ấm vào và lọc lấy nước. 

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm và dùng bông gòn thấm với nước hoa thiên lý đắp vào búi trĩ khoảng 10 – 15 phút. 

  • Để có kết quả tốt thì người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong vòng 1 tuần. Đồng thời, người bệnh cũng cần kết hợp uống 2 – 3 chén nước lá thiên lý.

Cách chữa bệnh bằng hoa thiên lý:

  • Người bệnh nấu nước xương hầm, khi nước thì cho chân giò sống vào đợi chín và cho hoa thiên lý vào, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất tốt.

Lưu ý: Đối với phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thiên lý để có kết quả tốt, thi người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa phòng khám đa khoa Hà Nội để được các chuyên gia bác sĩ hỗ trợ tư vấn cách sử dụng tại nhà sao cho hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng đu đủ

Trong đu đủ có chứa rất nhiều công dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả, nên hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ được lưu truyền trong dân gian, người bệnh có thể tham khảo những cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ sau đây:

Cách 1. Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Trong nhựa đu đủ xanh có chứa hoạt chất choline, đây là chất đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng chuẩn, chống viêm những tổn thương tại vùng hậu hôn. Đồng thời, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào gây viêm nhiễm búi trĩ và có khả năng tác động làm co giãn các bắp cơ. Ngoài ra, còn cải thiện quá trình dẫn truyền các xung thần kinh và duy trì cấu trúc màng tế bào. Nhờ đó mà làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát cho người mắc bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng cách đắp trực tiếp đu đủ vào cẳng chân

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, rửa sạch đu đủ rồi đem bổ quả đu đủ theo chiều dọc.

  • Vệ sinh sạch sẽ 2 bên phần bụng chân, sau đó tiến hành buộc úp 2 nửa đu đủ vào 2 bên cẳng chân. 

  • Trong quá trình buộc cần hướng phần cuống đu đủ lên phía trên, nên dùng dây mềm hoặc sợi vải để buộc tránh tình trạng đau phần bụng chân.

  • Thực hiện vào buổi tối và giữ nguyên cẳng chân đi ngủ cho đến sáng dậy tháo bỏ 2 nửa đu đủ rửa chân lại bằng nước ấm.

  • Người bệnh áp dụng kiên trì vào mỗi buổi tối sẽ dần thấy các triệu chứng của bệnh trĩ thuyên giảm.

Dùng đu đủ xanh làm thành đồ ăn chữa bệnh trĩ

  1. Hầm với trực tràng heo

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, 100g trực tràng heo và gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ đu đủ xanh rồi đem ngẩm rửa cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ chất mũ, sau đó vớt ra để ráo nước.

  • Trực tràng heo đem đi rửa sạch cùng với rượu trắng, sau đó đem chần xơ lại với nước gừng để loại bỏ mùi hôi.

  • Thái đu đủ và trực tràng heo thành từng lát nhỏ.

  • Bắt lên bếp một nồi nước khoảng 1 lít, sau đó cho đu đủ với trực tràng đã sơ chế vào nồi, đập thêm một củ gừng vào cho thơm.

  • Người bệnh để ý loại bỏ phần bọt và nên nếm gia vị vừa đủ ăn, rồi đun sôi cho đến khi hỗn hợp chín nhừ mới tắt bếp.

  • Bỏ canh ra tô và thêm vài cọng hành vào để tạo mùi thơm rồi sử dụng khi còn nóng cùng với cơm trắng hoặc bún.

  • Sử dụng món ăn này hàng ngày không chỉ tốt cho dạ dày mà còn làm giảm áp lực cho nhu động ruột.

  • Salad đu đủ xanh

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, 100g tôm tươi, 2 thìa nước cốt chanh, ướt xanh, tỏi, lạc rang khô và các gia vị cần thiết.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gọi vỏ đu đủ xanh, sau đó cắt đu đủ xanh thành sợi mỏng, còn tôm đem lột vỏ và xào cho chín.

  • Rửa sạch tỏi và ướt thái nhỏ, cho hết nguyên liệu đã được sơ chế vào tô lớn, thêm một ít gia vị đủ ăn và nước cốt chanh trộn đều.

  • Trình bày món ăn ra đĩa và rắc thêm đậu phộng hoặc rau thơm lên trên, dùng ngay món ăn sau khi hoàn thành.

  • Có thể dùng món nộm đu đủ mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đi đại tiện khó. Tuy nhiên người bệnh nên chú ý không ăn khi bụng đói vì sẽ làm tăng axit dạ dày.

Canh hầm xương heo đu đủ xanh

Nguyên liệu: Nửa quả đu đủ xanh, 1 củ cà rốt, 350g sườn heo non hoặc có thể thay bằng móng giò heo.

Cách thực hiện:

  • Đu đủ mang đi gọt vỏ sạch sẽ và cắt ra từng miếng vừa đủ ăn.

  • Sườn heo non chặt thành từng đoạn vừa đủ ăn , sai đó trần qua nước sôi khoảng 5 phút và ướp cùng ít nước mắm hoặc muối trắng, hạt nêm.

  • Tiếp đó, cho xương heo vào xào cho đến khi thịt sườn săn lại và đổ một lượng nước sôi vừa đủ hầm trước để lấy dưỡng chất, liên tục vớt bỏ phần bọt. 

  • Sau đó cho tiếp đu đủ xanh và cà rốt vào hầm cùng thêm 30 phút thì có thể tắt bếp và nên nếm gia vị vừa đủ ăn, cho thêm hành lá cùng với tiêu vào cho thơm.

  • Có thể sử dụng ngay khi còn nóng cùng với cơm trắng.

Cách 2. Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ chín

Ngoài những cách điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ xanh bên trên thì quả đu đủ chín cũng đem lại nhiều hiệu quả rất tốt, trong đu đủ chính có chứa hàm lượng chất xơ, nhiều vitamin có lợi cho cơ thể. Vậy nên, loại quả này không chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà còn giúp đường tiêu hóa và trực tràng hoạt động ổn định hơn. 

Bên cạnh đó, trong một số tài liệu nguyên cứu khoa học cho biết, trong quả đu đủ chín có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng nhuận tràng, ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài. Do đó nếu ăn đu đủ chín sẽ giúp phòng tránh được các cơn đau lúc đi đại tiện do búi trĩ gây nên.

Nếu sử dụng đu đủ chính, người bệnh có thể lựa chọn cách ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc tiến hành làm món sinh tố bổ dưỡng uống thường xuyên.

Cách thực hiện cho sinh tố đu đủ:

  • Chuẩn bị nửa quả đu đủ chín, 3 thìa sữa đặc, 500ml sữa tươi và một ít đá lạnh.

  • Lọc bỏ phần vỏ đu đủ và cắt thành từng đoạn nhỏ, sau đó cho đu đủ vào máy xay sinh tố cùng sữa đặc, sữa tươi và đá lạnh. Ấn nút tiến hành xay cho đến khi hỗn hợp mịn.

  • Đô ra ly và thưởng thức đồ uống ngay khi còn lạnh, người bệnh có thể bổ sung 1 ngày một lý để giúp cơ thể loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa ngoài có công dụng làm đẹp thì dầu dừa còn có công dụng điều trị bệnh trĩ, bởi vì trong dầu dừa có chứa nhiều axit amin, các vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm tăng cường chức năng tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. 

Ngoài ra, thành phần axit lauric có trong dầu dừa có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh hậu môn. Từ đó giúp làm giảm sưng viêm búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.

Hướng dẫn cách sử dụng:

  • Chế biến món ăn bằng dầu dừa: Dầu dừa có mùi thơm đặc trưng sẽ làm cho món ăn dậy mùi thơm, một số món ăn có thể sử dụng dầu dừa như các món chiên xào có thể thay thế các loại dầu ăn khác bằng dầu dừa hoặc thêm dầu dừa để trộn vào salad. Việc này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh gặp tình trạng táo bón.

  • Uống dầu dừa: Đây cũng là phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả, bạn có thể uống dầu dừa mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống từ 10ml – 15ml, thời gian uống thích hợp nhất là trước bữa ăn để dầu dừa phát huy tác dụng.

  • Dầu dầu dừa làm thuốc bôi bên ngoài (chữa bệnh trĩ ngoại): Đây là mẹo chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản, bạn nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm lau khô, sau đó lấy lượng dầu dừa vừa đủ xoa nhẹ nhàng vào búi trĩ. Cố gắng để như vậy khoảng 30 phút rồi mới rửa sạch lại. Cách này có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu môn. Đồng thời, làm dịu kích ứng ở hậu môn, làm giảm hiện tượng sưng đau ở búi trĩ.

  • Dùng dầu dừa làm viên đặt hậu môn (chữa bệnh trĩ nội): Trường hợp này, dầu dừa được bào chế thành hình dáng viên đạn, để dễ dàng đưa vào trong trực tràng nhằm tiếp cận được với búi trĩ nội. 

Bằng cách đổ dầu dừa vào khay nước đá có thích thước nhỏ như viên đạn và đặt trong tủ lạnh để cô đặc dầu dừa lại. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi lấy viên đạn dầu dừa đưa vào trong hậu môn từng tối trước khi đi ngủ, viên đá sẽ tự tan và chảy ra ngoài. Các bạn nhớ rửa lại hậu môn trực tràng khi thức dậy. Áp dụng cách chữa bệnh trĩ này sẽ giúp giảm sưng búi trĩ và tạm thời cắt đứt các cơn đau ở hậu môn do bệnh trĩ gây nên.

Điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, cay nồng, mùi thơm và trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất phenol và betel – phenol, chavicol, chất chống oxy hóa cũng với một số chất phenolic khác có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, giảm sưng, khử trùng vết thương. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng điều trị bệnh trĩ tại nhà.

Bên cạnh đó, trong là trầu không có chứa 2.4 gam là tinh dầu betel phenol, đây là loại tinh đầu có tác dụng giúp làm mềm thành tĩnh mạch, cầu máu, sát khuẩn và hỗ trợ các đám trĩ co lại.

Cách dùng:

Cách 1: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, hạt gấc, bồ kết 10g cùng 1 quả cao. Mỗi loại đem rửa sạch giã nát cùng với vài hạt muối, còn cau bổ làm miếng nhỏ. Sau đó cho tất cả hỗn hợp vào đun sôi với 3 lít nước rồi mới cho thêm 1 quả cau đã cắt nhỏ và đụ sôi khoảng 10 phút, đợi nước bớt nóng thì đổ ra chậu ngâm hậu môn cho tới khi nước nguội. Lúc này tinh chất trong lá trầu không sẽ dễ dàng ngấm vào hậu môn, giúp búi trĩ co lại. Đồng thời nước ấm sẽ giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt cảm giác đau rát và viêm nhiễm. 

Cách 2: Chuẩn bị một nám lá trầu không rửa sạch sẽ, ngâm với nước muốn rồi đun sôi cùng 5 lít nước trong 10 phút. Tiếp theo dùng nước vừa đun sôi xông hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó cho đến khi nước nguội. 

Lưu ý: Đối với cách này bệnh nhân cần tiến hành thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần và nên chọn mua lá trầu không không chín, có màu xanh đậm và chứa nhiều tinh chất hơn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng cây lá bỏng để chữa trị bệnh trĩ

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ đúng cách sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu, đau nhức, ngứa ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Theo nguyên cứu, trong cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giảm sưng tấy,.., nên giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Hơn nữa, người ta còn phát hiện trong thành phần cây lá bỏng có chứa các chất axit fumaric, axit malic, axit citric,.., các thành phần này cũng làm giảm mức độ các cơn đau do trĩ gây ra. Vì vậy, để hạn chế các tình trạng bệnh trĩ bạn có thể áp dụng những cách điều trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng sau đây:

Kết hợp lá bỏng với rau sam chữa bệnh trĩ

Bản chất của rau sam có tính mát, giải độc, giảm sưng viêm cực kỳ tốt nên có thể kết hợp rau sam với cây lá bỏng để chữa bệnh trĩ sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ tốt. theo đó, khi kết hợp giữa hai thành phần này có thể giúp kiềm chế được hiện tượng sưng phù nề, sưng tấy ở hậu môn. 

Cách điều trị này rất phù hợp cho một số người mắc bệnh trĩ nội, đám rối tĩnh mạch ở trong hậu môn trực tràng. Các độc tố sẽ được đưa ra ngoài cơ thể và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nếu sử dụng phương pháp này một cách thường xuyên.

Cách sử dụng chữa trĩ bằng cây lá bỏng và rau sam:

Chuẩn bị nguyên liệu: Cây lá bỏng, rau sam (khoảng 6g)

Cách thực hiện:

  • Rửa quả cây lá bỏng cùng với rau sam bằng nước sạch sẽ, sau đó đem ngâm tất cả với nước muối loãng trong thời gian 10 phút rồi với ra ngoài để ráo nước.

  • Cho 2 nguyên liệu này cùng với lượng nước vừa đủ trong khoảng 20 phút.

  • Chắt phần nước đã đun sôi ra và dùng để uống.

  • Thực hiện kiên trì đều đặn để có được hiệu quả để giúp làm giảm triệu chứng rát, đau do bệnh trĩ gây ra.

Sử dụng cây lá bỏng, nhọ nồi, trắc bá, ngải cứu để chữa bệnh trĩ

Ngoài những cách trên thì người bệnh cũng có thể sử dụng lá bỏng kết hợp cây lá bỏng cùng với nhiều loại thành phần khác như lá nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra hiệu quả. Mỗi loại nguyên liệu đều có công dụng riêng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. 

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị thì cao nhất, tốt hơn người bệnh cần phải biết phối hợp đúng liều và số lượng.

Cách chữa bệnh trĩ bằng củ ấu

Trắc rằng có ít ai biết được công dụng của củ ấu là chữa bệnh trĩ, theo đông ý củ ấu có vị ngọt, tính mát. Hơn nữa trong củ ấu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bộ, chất béo, đường, protid, một số các loại vitamin B1, B2, C và những khoáng chất như Ca, sắt,.., có tác dụng giải độc, tiêu viêm, nên sử dụng điều trị bệnh trĩ sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ cho nhiều người.

Cách dùng: Vỏ ấu rửa sạch cho cát và đất ra hết rồi đem đi sao khô lại, sau đó say thành bột mịn, khuấy đều lên với dầu mè và dầu dừa theo tỷ lệ phù hợp. Dùng bôi vào búi trĩ khoảng 3 – 4 lần/ngày. Trước khi bôi vào bạn cũng nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm để đảm bảo vùng hậu môn sạch sẽ.

Tuy nhiên, cách dùng này nên được áp dụng đều đặn và liên tục mới có để giúp điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng xông hậu môn 

Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh phần nào khắc phục được tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đau rát vùng hậu môn. Người bệnh có thể xông hậu môn, trực tràng bằng những loại thảo dược như rau diếp cá, ngải cứu, trái sung,..

Cách dùng: Đem nguyên liệu rửa sạch sẽ và cho nồi và cho thêm 2 lít nước rồi đem đi đun sôi, sau đó dùng để xông hậu môn khoảng 10 – 15 phút/ngày, cứ sử dụng đều đặn khoảng 2 – 3 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách chữa bệnh trĩ với chích xơ

Chính xơ thường hay được chỉ dẫn trong cách trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn 1 và 2, cách chích xơ búi trĩ khiến cho số lượng máu ra đến khóm trĩ giảm sút dần, từ đò phóng tránh hiện tượng chảy máu.

Dù các làm này đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nhưng để có hiệu quả cao thì bạn nên thực hiện bởi những các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm.

Chườm đá lạnh vào hậu môn

Có lẽ sẽ khá bất ngờ khi nhắc đến việc chữa bệnh trĩ bằng đá lạnh, tuy nhiên đá lạnh sẽ có tác dụng làm gây tê một số dây thần kinh cảm thấy tại đây, nên giúp làm giảm đi cảm giác đau của bệnh trĩ gây ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, đá lạnh còn có tác dụng làm tụt lại các đám rối tĩnh mạch hậu môn.

Vì thế mà người bệnh mỗi tối sau khi đã rửa ráy sạch sẽ khu vực hậu môn, có thể dùng đá lạnh cho vào một chiếc khăn bông sạch sẽ đó chườm lên hậu môn. Nếu như người bệnh có cảm giác cách điều trị này hiệu quả thì bệnh nhân có thể thực hiện cách làm này khoảng 3 – 4 lần/ ngày.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Người bệnh có thể pha một chậu nước ấm và có thêm ít muốn trắng vào và ngâm hậu môn trong khoảng 20 phút, làm như vậy mỗi tối sẽ giúp làm giảm đau đớn và cản tiện lưu thông máu tới hậu môn – trực tràng nhanh hơn. Từ đó mà bệnh trĩ sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc là giải pháp được áp dụng dành cho những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, được đông đảo người bệnh biết đến và sử dụng để giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn.

Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh trĩ được bào chế dưới dạng viên uống, thuốc bôi và đặt hậu môn,người bệnh có thể tham khảo:

  • Thuốc dạng uống: Gồm có 2 dạng chính là thuốc kháng sinh giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tại một số khóm trĩ và thuốc dạng làm giảm đau giúp cho người bệnh ít cảm thấy đau đớn và dễ chịu hơn.

  • Thuốc dạng bôi: Người bệnh dùng thuốc bôi trực tiếp lên đám rối tĩnh mạch, có tác dụng giúp làm giảm đau đớn, giảm ngứa, sát trùng, giảm viêm và làm bền những thành mạch máu.

  • Thuốc đặt: Có hình dạng như viên đạn, khi dùng thì được nhét vào sâu vào phía trong hậu môn trực tràng. Trong thuốc đặt có chứa các dưỡng chất khi tan ra và ngấm vào trong hỗ trợ điều trị rất tốt, giúp làm giảm sưng và rát ở búi trĩ.

Chú ý: Bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng thuốc cần phải sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hay mua thuốc bên ngoài tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bởi việc này không chỉ khiến bệnh nặng hơn mà còn khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Thay đổi thói quen sống hàng ngày để chữa bệnh trĩ

Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ, việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày hợp lý cũng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Vì vậy để hỗ trợ chữa bệnh trĩ, bạn cần làm những điều sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày chính là thói quen chữa bệnh trĩ đơn giản, bạn nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước lọc hoặc nước hoa quả từ trái cây, rau, củ,.., sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng tồn đọng phân trong đường ruột.

  • Người bệnh nên thường xuyên ăn những thực phẩm máy, thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi hay các loại ngũ cốc,.., sẽ giúp kích thích tiêu hóa, làm mềm phân. Từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

  • Một điều cần lưu ý là khi bị bệnh trĩ bạn không nên ăn những thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm khô hay sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas. Bởi chúng có thể làm gia tăng phản ứng sưng viêm ở búi trĩ và kích ứng đường ruột sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, ngoài thói quen ăn uống thì khi bị bệnh trĩ bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh như:

  • Không nhịn đi đại tiện hoặc đại tiện quá lâu, đồng thời cũng không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh vùng hậu môn bị tổn thương.

  • Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh vì tư thế này dẫn đến chuyển động rượt dễ dàng hơn và nhanh hơn.

  • Ngoài vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện thì người bệnh cũng cần vệ sinh hậu môn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

  • Không nên vệ sinh hậu môn bằng xà phòng, vì xà phòng có tính kích ứng mạnh dễ gây đau rát và dễ gây khô da.

  • Nên đi vệ sinh cố định vào 1 khung giờ hàng ngày.

Tập thể dục mỗi ngày

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao là một cách chữa bệnh trĩ tốt nhất. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,.., không chỉ giúp có sức đề kháng tốt mà còn nâng cao chức năng tiêu hóa, bài tiết của dạ dàng cũng như đường ruột. 

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể sử dụng bài tập thụt thắt hậu môn để giúp lưu thông máu và tăng cường lựa cơ chỗ hạ vị giúp làm teo nhỏ búi trĩ. Đồng thời, những bài tập này cũng là biện pháp phòng bệnh trĩ tốt nhất. 

Lời khuyên: Người bệnh ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường tại hậu môn như đại tiện ra máu, ngứa hậu môn kéo dài,.., cần tiến hành đến ngày những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh những hậu quả tốn kém về sau khi bệnh chuyển biến nặng hơn.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất, nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline hoặc nhấp chuột vào khung chat ngay tại đây để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.

BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 

BSCKI. Trần Hồng Chi