Tin tức y tế
Top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm và khó chữa nhất
Từ lâu, bệnh xã hội luôn là loại bệnh đáng sợ, ghê sợ của con người bởi những căn bệnh này đều lây qua nhiều con đường khác nhau. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh còn tái phát lại nhiều lần và nhanh chóng tiến triển sang mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn lượng nhỏ người chưa hề biết đến, thậm chí là chưa từng nghe qua. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ cung cấp cũng như chia sẻ một cách đầy đủ, chi tiết nhất về những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu này để mọi người có thể nắm rõ hơn.
Bệnh xã hội là bệnh gì?
Bệnh xã hội chính là một nhóm bệnh vừa có mức độ lây nhiễm cao, vừa có tốc độ phát triển rất nhanh chóng và gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là làm ảnh hưởng nghiêm trọng sang cộng đồng.
Phần lớn các bệnh xã hội đều lây nhiễm qua đường tình dục, chiếm tới hơn 90% các trường hợp. Một số trường hợp khác lại lây qua các vết thương hở bên ngoài da, qua các đồ dùng cá nhân, lây qua đường máu và lây từ mẹ sang con.
Tỷ lệ người nhiễm phải loại bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, khó kiểm soát do suy nghĩ thoáng cộng với sự chủ quan, coi thường của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy, các biện pháp phòng tránh được coi là biện pháp hiệu quả giúp hạn chế tỷ lệ người nhiễm phải những căn bệnh nguy hiểm này.
Top 8 bệnh xã hội thường gặp, nguy hiểm và khó chữa nhất
Theo một số liệu thống kê, hiện tại có rất nhiều loại bệnh xã hội khác nhau nhưng thường gặp nhất vẫn là 8 loại bệnh sau:
1. Bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm đứng đầu trong các bệnh xã hội thường gặp hiện nay. Bệnh có thủ phạm chính là song cầu khuẩn – tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae gây ra.
Loại vi khuẩn này thường sống được ở những khu vực, vị trí ẩm ướt, kín đáo. Khi ra ngoài không khí, chúng sẽ nhanh chóng chết đi trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Nếu gặp được điều kiện thuận lợi, vi khuẩn lậu sẽ nhanh chóng bám vào đường sinh dục, đường tiết niệu của người rồi nhanh chóng phát triển, gây bệnh.
Bất cứ người nào trong mọi độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ em đến người trưởng thành, người già cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh lậu. Người bình thường khi có quan hệ tình dục không an toàn dù chỉ là một lần với người bệnh thì cũng đều dễ bị nhiễm phải bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu, song cầu khuẩn lậu có thể lây nhiễm từ cơ thể người này sang cơ thể người khác qua rất nhiều con đường như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Phần lớn các trường hợp bị nhiễm bệnh lậu là do quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn. Bên cạnh đó, việc quan hệ qua đường miệng, qua hậu môn hoặc quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng tính thì cũng khiến vi khuẩn lậu nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh lậu.
- Tiếp xúc gián tiếp: Một người khỏe mạnh bình thường nếu có vô tình tiếp xúc với dịch nhầy, vết thương hở, máu của người bệnh hoặc có thói quen sử dụng đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần lót, bồn cầu, khăn mặt... thì cũng rất dễ bị nhiễm phải căn bệnh xã hội này.
- Lây từ mẹ sang con: Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh lậu thì sẽ dễ lây nhiễm sang cho thai nhi qua nhau thai, nước ối hoặc qua đường sinh thường. Trẻ sẽ dễ mắc phải bệnh lậu bẩm sinh và các bệnh về đường hô hấp, máu, thần kinh...
- Lây qua đường máu: Ngoài ra, trường hợp người khỏe mạnh có nhận, truyền máu của người bị lậu qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm thì cũng dễ mắc phải căn bệnh này.
Các biểu hiện, hình ảnh bệnh lậu thường xuất hiện khá sớm, sau khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ 3 – 7 ngày. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh lậu thường không cụ thể, rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nam khoa, phụ khoa nên rất nhiều bệnh nhân không phát hiện ra bệnh.
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới thường có nhiều đặc điểm khác biệt, cụ thể:
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới
Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới thường xuất hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Một thống kê cho biết, có tới hơn 90% các trường hợp nam giới mắc bệnh là có đầy đủ các dấu hiệu của bệnh, chỉ có khoảng 10% trường hợp là ít có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình, cụ thể:
- Gặp phải các vấn đề có liên quan đến việc tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu đau, tiểu khó, tiểu rắt, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu liên tục, đi tiểu thường xuyên vào cả ban đêm lẫn ban ngày.
- Có lẫn mủ trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh ở nước tiểu kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Nước tiểu thường có mùi hôi khó chịu, trường hợp bệnh ở giai đoạn mãn tính, nước tiểu có lẫn với máu.
- Xuất hiện giọt mủ lạ ở niệu đạo. Vào mỗi buổi sáng, lỗ sáo dương vật chảy ra chất nhầy giống nhựa chuối. Tình trạng nhiễm trùng lậu càng nặng, mủ chảy ra càng nhiều.
- Niêm mạc niệu đạo có dấu hiệu đau rát, sưng đỏ. Một số trường hợp bệnh nhân còn có biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo.
- Vùng bao quy đầu, quy đầu, dương vật, tinh hoàn, vùng bìu, bẹn... có dấu hiệu sưng tấy, đau rát kèm ngứa ngáy khó chịu.
- Có cảm giác đau nhức, buốt mỗi khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh, thậm chí là xuất tinh ra máu bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, xanh xao, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, sức đề kháng suy giảm, hạch bẹn nổi lên nhiều...
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới
Khác với nam giới, các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới thường không thể hiện rõ ràng, cụ thể và nhiều trường hợp, các biểu hiện còn giống với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên rất nhiều chị em chủ quan, không phát hiện được.
Thường thì chỉ có thể nhận biết bệnh lậu ở nữ giới khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biểu hiện, triệu chứng điển hình sau:
- Vùng kín tiết ra nhiều dịch bất thường, dịch có màu hơi trắng, màu vàng, màu xanh và có kèm mùi hôi tanh.
- Khu vực môi bé, môi lớn, âm đạo, âm hộ, niệu đạo liên tục có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa rát.
- Khi soi cổ tử cung, âm đạo sẽ thấy có dấu hiệu sưng tấy, đỏ rát, phù nề, thậm chí là khi chạm vào còn thấy chảy máu.
- Liên tục có cảm giác nóng rát, khó chịu mỗi khi đi tiểu kèm biểu hiện đau rát, đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu có màu đục, thậm chí là có lẫn máu.
- Chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, kinh nguyệt kéo dài.
- Có các cơn đau khó chịu kéo dài ở vùng lưng, vùng bụng dưới, vùng xương chậu. Cơn đau trở nên dữ dội mỗi khi giao hợp.
- Các triệu chứng toàn thân bao gồm ớn lạnh, buồn nôn, sốt, suy nhược, mệt mỏi, nôn, ăn uống không ngon miệng...
Biểu hiện bệnh lậu ở miệng, họng
Đa phần bệnh lậu ở miệng bắt nguồn từ việc bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, có hôn sâu hoặc vô tình sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, vệ sinh răng miệng của người mắc bệnh lậu.
Các triệu chứng của bệnh lậu ở miệng, họng bao gồm:
- Có hiện tượng sưng đau, ngứa rát rất khó chịu mỗi khi ho, khi ăn uống.
- Xuất hiện nhiều mảng màu trắng lẫn màu đỏ ở họng, lưỡi, khoang miệng.
- Amidan sưng to bất thường, vùng miệng có triệu chứng viêm loét.
- Miệng có mùi hôi tanh mỗi khi thở hoặc nói chuyện.
Biểu hiện bệnh lậu ở hậu môn
Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, bệnh nhân bị nhiễm bệnh lậu và có các triệu chứng, biểu hiện điển hình như:
- Có cảm giác nóng rát kèm biểu hiện sưng đỏ ở hậu môn liên tục.
- Xuất hiện các vết loét nông, về sau có thể lan rộng thành viêm nhiễm.
- Có hiện tượng chảy dịch ở hậu môn, dịch tiết ra thường có màu xanh, có mùi hôi tanh.
- Mỗi khi đi đại tiện thường có cảm giác đau rát, thậm chí là có máu dính ở phân mỗi khi đi cầu.
Bệnh lậu cần được phát hiện, chữa trị càng sớm càng tốt, bởi nếu để lâu thì sẽ khiến vi khuẩn lậu tấn công sâu vào cơ thể và gây ra rất nhiều tác hại, biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ví dụ như gây tổn thương, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, gây vô sinh hiếm muộn, nhiễm trùng máu... đe dọa đến sức khỏe, khả năng sinh sản của bệnh nhân.
Đa phần các trường hợp bệnh lậu còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để điều trị bệnh. Các loại thuốc này thường có tác dụng ức chế song cầu khuẩn lậu, ngăn chặn sự phát triển của chúng và làm giảm đi các biểu hiện khó chịu của bệnh.
Còn trường hợp bệnh lậu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, tức là giai đoạn nặng hơn thì bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp ngoại khoa kết hợp với thuốc kháng sinh. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh sao cho phù hợp.
Bài viết liên quan đến bệnh lậu
2. Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà cũng là một trong 8 bệnh xã hội thường gặp do virus Human Papilloma gây ra. Loại virus này thường được viết tắt là HPV và chúng có thể lây từ người này sang người khác trong trường hợp không có bất kỳ một biểu hiện nào.
Các nhà khoa học đã tìm thấy có khoảng 120 chủng loại virus HPV khác nhau, phần lớn chúng đều không có hại và không cần chữa trị. Hiện có khoảng 40 chủng tham gia vào việc gây ra các tổn thương ở bộ phận sinh dục, khu vực hậu môn.
Căn bệnh này thường gặp nhiều ở những đối tượng có đời sống tình dục thoáng, quan hệ tình dục không an toàn, người có nhiều bạn tình, người có quan hệ đồng tính (nam – nam, nữ – nữ).
Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở cả nam giới, nữ giới, tuy nhiên thì nữ giới lại là đối tượng dễ mắc phải bệnh hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới có cấu tạo mở nên rất dễ bị virus HPV xâm nhập gây bệnh.
Thông thường, khi virus HPV xâm nhập được vào cơ thể sẽ tạm thời cư trú ở niêm mạc da và chưa gây ra biểu hiện, triệu chứng gì bất thường. Sau khoảng thời gian là 3 tuần có quan hệ tình dục không an toàn, bệnh nhân bị nhiễm virus mới có các biểu hiện điển hình của bệnh.
Không chỉ có tốc độ phát triển, lây nhiễm mạnh mẽ, bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra còn có thể lây nhiễm qua rất nhiều con đường khác nhau, cụ thể:
Quan hệ tình dục không an toàn: Việc thực hiện quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh, quan hệ bừa bãi là nguyên nhân chính làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Trường hợp này chiếm tới 98% các trường hợp khi đi thăm khám, làm xét nghiệm.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân: Khi bệnh nhân vô tình sử dụng các đồ dùng cá nhân có chứa mầm bệnh như quần lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu... thì cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh sùi mào gà.
- Lây từ mẹ sang con: Nếu chẳng may mẹ bầu bị sùi mào gà mà không chủ động đi thăm khám, chữa trị kịp thời thì sẽ dễ làm lây nhiễm sang cho thai nhi qua cuống rốn, nước ối hoặc khi sinh thường qua đường âm đạo.
- Qua vết thương hở: Những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu, ví dụ như bị HIV nếu vô tình có tiếp xúc với vết xước, vết thương hở, dịch nhầy, máu của bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.
Virus HPV thường xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân rồi bắt đầu ủ bệnh trong khoảng thời gian từ 2 – 9 tháng. Sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc, chúng mới bắt đầu gây ra các biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Sau thời gian xuất hiện, nổi lên các u nhú, nốt sùi nhỏ, mềm, thường có màu hồng nhạt hoặc hồng tươi, có cuống.
- Những nốt sùi này thường có đường kính từ 1 – 2mm, hình đĩa bẹt tròn, bề mặt ráp, thô, nhô cao như những nhú gai.
- Ban đầu, các nốt sùi chỉ mọc đơn lẻ, mọc riêng nhưng theo thời gian, chúng sẽ nhanh chóng mọc tập trung với nhau thành từng chùm, từng mảng lớn giống hoa mào gà, cái súp lơ.
- Vị trí các nốt sùi xuất hiện thường là ở bộ phận sinh dục, điển hình là ở lỗ sáo, rãnh quy đầu, bao quy đầu, dương vật, âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, cổ tử cung, tầng sinh môn... Một số trường hợp khác còn thấy ở vùng miệng, họng, lưỡi, khu vực hậu môn.
- Khi dùng tay sờ vào các mảng sùi, u nhú sẽ thấy có cảm giác ẩm ướt, mềm mại, dễ vỡ ra dẫn đến chảy dịch mủ có mùi hôi tanh.
- Đối với trường hợp bệnh chuyển sang mức độ nặng, các đám sùi thường phát triển với kích thước to bằng bàn tay và tiết ra nhiều dịch mủ, máu. Bệnh nhân thường cảm thấy đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
- Trường hợp bị sùi mào gà ở miệng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: Có cảm giác đau rát, tê ở lưỡi, xuất hiện các mảng có màu đỏ hoặc màu trắng, nổi lên nhiều mụn nhỏ mọc đơn lẻ có kích thước bằng hạt gạo, chúng nhanh chóng lan rộng thành nhiều mảng lớn có màu trắng, sưng hàm, đau nhức, sưng tấy ở miệng, ăn uống gặp nhiều khó khăn.
- Còn nếu bị sùi mào gà ở hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn thịt mọc đơn lẻ rồi liên kết lại với nhiều kích thước khác nhau, có cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn, đau đớn mỗi khi đi đại tiện, có máu mỗi khi đi cầu.
- Các triệu chứng toàn thân bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sốt, nổi hạch nhiều...
Bệnh sùi mào gà không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày mà còn làm tổn thương, viêm nhiễm cơ quan sinh dục cùng với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như làm giảm khả năng sinh sản, biến chứng thành ung thư đe dọa tính mạng.
3. Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục thực chất là một loại bệnh truyền nhiễm với tên gọi phổ biến là Herpes sinh dục. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là Herpes Simplex Virus – HSV, một loại virus dạng khối đa diện, có kích thước khoảng 200nm, có vật liệu di truyền là AND.
Loại bệnh này cũng cùng họ với một số căn bệnh khác như zona thần kinh, sốt viêm tuyến bạch cầu, thủy đậu, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn... và virus chủ yếu tấn công vào hệ thống thần kinh của người mắc bệnh.
Virus HSV có khả năng lây lan cực kỳ cao, đặc biệt là qua dịch nhầy, vết thương hở, vết trầy xước, máu, nước bọt. Khi xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương ở bộ phận sinh dục, vùng miệng, họng, lưỡi, thậm chí là ở cả khu vực hậu môn.
Phần lớn virus khi tấn công vào cơ thể sẽ gây ra các dấu hiệu, tổn thương trên cơ thể nên có thể phát hiện, nhận biết được bệnh. Đôi khi, ở một số trường hợp cũng không có biểu hiện, triệu chứng nào nên rất khó để có thể phát hiện ra bệnh. Vì vậy, khi vô tình tiếp xúc không an toàn, người bệnh có thể làm lây nhiễm virus cho những người xung quanh.
Theo nhiều nghiên cứu, có 2 chủng loại HSV chính sau:
HSV tuýp 1: Loại virus này thường phổ biến hơn và chúng chủ yếu gây bệnh ở quanh miệng, môi, ngực, ngực, cánh tay. Bệnh nhân có thể bị nhiễm phải virus HSV qua nước bọt, dịch tiết ở miệng, các vết loét ở da.
HSV tuýp 2: Khác với HSV tuýp 1, HSV tuýp 2 thường gây ra tổn thương mà chủ yếu là các vết loét ở niêm mạc bộ phận sinh dục, khu vực trực tràng, hậu môn hoặc ở các vị trí khác. Bệnh nhân bị nhiễm phải bệnh chủ yếu là do có quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân khiến bệnh mụn rộp sinh dục khởi phát như: Hệ miễn dịch yếu, sức khỏe không đảm bảo, người mắc bệnh HIV, thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, đang trong thời gian điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, lạm dụng các loại hormone tổng hợp hỗ trợ điều trị bệnh, mắc phải các bệnh nhiễm trùng khác hoặc do vừa trả qua một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng.
Giống như những loại bệnh xã hội thường gặp khác, bệnh mụn rộp sinh dục có các triệu chứng ngoài da nên có nguy cơ lây lan là rất cao. Bên cạnh đó, loại bệnh này còn có thể lây nhiễm qua rất nhiều con đường như:
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là nguyên nhân đầu tiên làm lây nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục, đồng thời cũng là nguyên nhân thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh mụn rộp sinh dục và các bệnh xã hội khác như lậu, sùi mào gà, bệnh giang mai...
Thông thường, niêm mạc bộ phận sinh dục là nơi cực kỳ mỏng và có nhiều mạch máu. Nếu thực hiện quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ với nhiều bạn tình sẽ dễ làm tổn thương, trầy xước khu vực này và khiến mầm bệnh đi vào cơ thể dễ dàng.
Lây từ mẹ sang con
Bên cạnh đó, những phụ nữ nào đang mang thai mà không may mắc bệnh sùi mào gà thì cũng có khả năng làm lây nhiễm cho em bé. Con đường chính làm lây cho thai nhi là thông qua nước ối, nhau thai trong quá trình mẹ sinh thường.
Thường thì trẻ sẽ bị lây nhiễm virus HSV từ mẹ vào tháng thứ 4 và gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như mắc phải các dị tật bẩm sinh, mù lòa, điếc, chậm phát triển, không ổn định về thần kinh, thậm chí là tử vong.
Tiếp xúc trực tiếp
Bệnh mụn rộp sinh dục cũng có thể lây nhiễm qua các vết loét, vết thương hở, vết xước có chứa virus HSV hoặc qua các cử chỉ thân mật như nắm tay, hôn giữa bệnh nhân có vết thương hở chứa virus với người bình thường. Kể cả chỉ cần một giọt dịch mủ vô tình dính vào cơ thể thì khả năng lây nhiễm bệnh vẫn rất cao.
Con đường khác
Ngoài những con đường trên, bệnh mụn rộp sinh dục cũng có thể lây nhiễm qua con đường gián tiếp, đó là sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh mụn rộp như bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ lót, khăn tắm, dụng cụ ăn uống, bồn tắm...
Bên cạnh đó, virus gây nên bệnh Herpes sinh dục còn có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua việc truyền, nhận máu không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, những đối tượng bị nhiễm bệnh và bệnh đang trong thời gian ủ bệnh, chưa có biểu hiện thì sẽ dễ dàng lây cho người khác do chưa thể phát hiện, nhận biết được.
Thông thường, sau khoảng từ 3 – 7 ngày kể từ khi virus HSV xâm nhập được vào cơ thể, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng, dấu hiệu điển hình của bệnh. Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và giai đoạn của bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
Không phải trường hợp nào bị nhiễm virus HSV cũng có các biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Bởi một số bệnh nhân bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ đến khi họ đi thăm khám, làm xét nghiệm thì mới biết.
Thông thường, sau khi không may bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục, đa phần người bệnh đều gặp phải các dấu hiệu, biểu hiện điển hình như:
- Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti hoặc các nốt mẩn có màu đỏ giống bị phỏng dạ.
- Xung quanh bộ phận sinh dục, đặc biệt là tại những nơi có nốt mụn thường có cảm giác bỏng rát, ngứa ran rất khó chịu.
- Các nốt mụn thường mọc gần với nhau, lan rộng nhanh chóng và chụm thành nhiều mảng lớn giống như những chùm nho.
- Nếu không điều trị kịp thời, các đám mụn khi vỡ ra sẽ chảy ra chất dịch có màu vàng nhạt chứa mủ bên trong, hình thành nên các vết loét nhẹ ở da.
- Vị trí xuất hiện nốt mụn chủ yếu là ở bộ phận sinh dục, điển hình là ở da bìu, bao quy đầu, dương vật, quy đầu, niệu đạo, vùng bìu, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, xung quanh hậu môn...
- Khi các đám mụn vỡ ra và lành lại, rất nhiều bệnh nhân chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên không đi thăm khám, chữa trị.
- Có cảm giác đau buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu kèm hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu ra máu, tiểu ra mủ.
- Các triệu chứng đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, nổi hạch bạch huyết, đau nhức người, ăn uống không ngon miệng...
Hiện tại, chưa có một phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh mụn rộp sinh dục, phần lớn các cách điều trị hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Với những bệnh nhân điều trị bệnh xong cần chú ý đến các biện pháp dự phòng căn bệnh này, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Giang mai
Giang mai cũng là một trong những loại bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm, khó chữa nhất hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra.
Loại xoắn khuẩn này được 2 nhà động vật học tìm ra vào năm 1905 với những đặc điểm sau: Có hình dạng như một chiếc lò xo gồm 6 – 14 vòng xoắn, sức đề kháng yếu, không thể sống quá vài giờ ở ngoài cơ thể, có tính di động lâu trong nước đá và có thể bị tiêu diệt tạm thời bởi xà phòng, các chất sát khuẩn.
Bệnh tiến triển một cách kín đáo, âm thầm và có các triệu chứng bệnh đa dạng, khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Loại bệnh này thường gặp nhiều ở những đối tượng có đời sống tình dục không an toàn, quan hệ đồng tính, gái bán dâm, người tiêm chích ma túy.
Theo nhiều nghiên cứu, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt khi bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu để lâu, bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính và kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương hệ thần kinh, não bộ bị ảnh hưởng, đột quỵ, động kinh, bại liệt, tổn thương cơ quan nội tạng, phình động mạch... làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.
Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua rất nhiều con đường khác nhau như:
- Quan hệ tình dục không an toàn qua nhiều hình thức như quan hệ qua đường miệng, đường âm đạo, đường hậu môn. Khi giao hợp không an toàn, xoắn khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập từ người này sang người khác và gây bệnh.
- Do tiếp xúc với các vết thương, vết xước hở hoặc qua việc dùng chung các đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh giang mai như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bồn tắm, đồ lót...
- Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kỳ mẹ mang thai: Khi người mẹ mắc phải bệnh và không chữa trị ngay, xoắn khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào máu hoặc qua nước ối rồi tấn công vào thai nhi trong bụng.
- Trường hợp người bình thường nếu có tiêm chích ma túy, cụ thể là truyền, nhận máu với người mắc bệnh giang mai thì cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh xã hội này. Chính vì vậy, bạn cần tránh sử dụng bơm kim tiêm để nhận/truyền máu.
- Thông thường, giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai sẽ là giai đoạn có thể lây nhiễm sang người khác cực kỳ cao. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh không còn khả năng lây nhiễm nữa.
- Theo nghiên cứu, bệnh giang mai được chia thành 4 giai đoạn khác nhau rất phức tạp, mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng riêng, cụ thể:
Giang mai giai đoạn 1
Dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất của bệnh giang mai ở giai đoạn 1 là một dạng vết loét nhỏ gọi là săng giang mai. Đây chính là nơi xoắn khuẩn tấn công vào cơ thể của người bệnh và bắt đầu gây bệnh.
Săng giang mai thường có kích thước phổ biến là từ 0, 3 – 3cm, có nền cứng, màu đỏ tươi giống thịt hoặc hồng nhạt, không nổi gờ, có hình bầu dục hoặc hình tròn, bờ trơn nhẵn, dạng nông, không chứa mủ, có chứa nhiều xoắn khuẩn ở bên trong.
Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng săng có thể ít hoặc nhiều, một vài người có thể có một săng nhưng cũng có thể có rất nhiều săng trên cơ thể.
Phần lớn săng giang mai đều không gây đau, không gây ngứa và nhiều bệnh nhân thường dễ nhầm lẫn với các mụn nhọt, vết sưng lạ, lông mọc ngược. Mặc dù không gây đau nhưng săng giang mai có khả năng lây nhiễm sang người khác cực kỳ cao.
Săng giang mai thường xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là ở những nơi mà xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ví dụ như: Dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, dây chằng, âm đạo, âm hộ, môi lớn, tầng sinh môn... Ngoài ra, cũng có thể bắt gặp chúng ở khu vực miệng, lưỡi, môi, bên trong trực tràng nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn qua miệng, qua hậu môn.
Ngoài săng giang mai, bệnh nhân còn có biểu hiện nổi nhiều hạch bạch huyết to ở vùng bẹn. Hạch thường không gây đau, nổi theo từng chùm và có thể xuất hiện sau khoảng 1 tuần.
Thường thì các vết loét sẽ tồn tại trong cơ thể bệnh nhân từ 3 – 6 tuần rồi tự hết đi. Rất nhiều bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám, chữa trị vì cho rằng bệnh đã tự khỏi. Thực chất, xoắn khuẩn giang mai đang ẩn trong cơ thể và chuẩn bị phát triển sang giai đoạn mới.
Giang mai giai đoạn 2
Sau khi giai đoạn đầu của bệnh giang mai kết thúc, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 một cách nhanh chóng. Bệnh ở giai đoạn này thường dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh vảy nến, hiện tượng dị ứng với thuốc.
Biểu hiện điển hình nhất của bệnh giang mai ở giai đoạn này là nổi lên các nốt phát ban không ngứa, không đau, không có hiện tượng bong tróc vảy, nếu dùng tay ấn vào thì thấy mất đi, có màu hồng hoặc màu đỏ ở dưới da trông giống bị dị ứng, côn trùng cắn.
Các nốt phát ban thường xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, hai bên mạn sườn hoặc ở bất kỳ vị trí nào đó trên cơ thể. Thậm chí, một số người còn không để ý, phát hiện ra trước khi chúng mất đi.
Biểu hiện phát ban thường tồn tại trong cơ thể người bệnh từ 1 – 2 tuần rồi chuyển sang màu nhạt rồi mất hẳn. Chính vì vậy, rất nhiều bệnh nhân chủ quan, coi thường và không đi thăm khám, kiểm tra bệnh.
Ngoài đào ban, người bệnh cũng gặp phải một số triệu chứng, biểu hiện khác như đau đầu, rụng tóc, mệt mỏi, suy nhược, đau mỏi cơ, đau họng, chán ăn, sốt, sụt cân... kèm theo một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm khác như viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc, viêm võng mạc, viêm màng kết, viêm khớp...
Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng gặp phải các triệu chứng có liên quan đến thần kinh như viêm màng não, đa xơ cứng, u não, rối loạn lưỡng cực, rối loạn thần kinh... làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày.
Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 này thường diễn ra trong khoảng từ 2 – 6 tuần rồi có thể tái phát lại, sau đó hết đi trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, do các triệu chứng có vài điểm giống với các bệnh lý khác nên nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh giang mai.
Bệnh giang mai ở giai đoạn này rất dễ lây lan sang cho người khác. Nếu bệnh nhân chủ quan không đi chữa trị, các triệu chứng mặc dù tự mất đi nhưng bệnh lại nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Chính vì vậy, việc thăm khám, xét nghiệm và chữa trị là một điều cực kỳ cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Thường thì giai đoạn này chỉ được phát hiện ra khi bệnh nhân đi làm xét nghiệm huyết thanh dù không có triệu chứng, dấu hiệu nào. Giai đoạn này thường được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là giai đoạn sớm (thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm) và giai đoạn muộn (thời gian tiềm ẩn dài hơn 1 năm).
Thường thì giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai có thể tái phát lại các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh, còn giai đoạn tiềm ẩn muộn thì hầu như không có biểu hiện và không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Giang mai giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn kết thúc của bệnh giang mai, xoắn khuẩn lúc này đã tấn công sâu vào cơ thể và gây ra các tổn thương, hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Theo thống kê, có khoảng hơn 60% trường hợp không điều trị dứt điểm biến chứng sang giai đoạn cuối. Lúc này, cơ quan nội tạng, não, hệ thống thần kinh, mạch máu, xương khớp, mắt, tim... cũng đều có tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là xoắn khuẩn có thể gây tử vong.
Ở giai đoạn này cũng được chia thành 3 loại là giang mai tim mạch, củ giang mai, giang mai thần kinh. Bệnh lúc này cũng không còn khả năng lây nhiễm do xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào cơ quan nội tạng.
Nói chung, giang mai là một trong những loại bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm và các tổn thương hầu như không thể chữa lành được. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động đi thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt khi không may mắc phải bệnh.
5. Bệnh Chlamydia
Một trong những căn bệnh xã hội thường gặp tiếp theo đó là bệnh Chlamydia, đây là một loại bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục gặp ở cả nam giới, nữ giới. Đặc biệt, những người có quan hệ tình dục bừa bãi thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh nhất.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là Chlamydia Trachomatis, một loại vi khuẩn có kích thước hơn so với virus, có hình cầu, sống chủ yếu ký sinh vào cơ thể vật chủ. Chúng thường có chu kỳ nhân lên một cách bất thường trong khoảng từ 48 – 72h. Sau khoảng thời gian đó, chúng sẽ phá hủy toàn bộ tế bào và gây ra những tổn thương ở niêm mạc da.
Loại bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây ra thường không có các biểu hiện rõ ràng, cụ thể như các bệnh xã hội khác. Theo nghiên cứu, vi khuẩn Chlamydia thường có nhiều dạng sau:
- Biến thể Chlamydia Psittaci: Loại vi khuẩn này chủ yếu có ở chim và gây bệnh sốt vẹt cho người.
- Chủng biến thể Chlamydia Pneumoniae: Là dạng vi khuẩn gây ra các bệnh hô hấp ở người với người.
- Chlamydia Trachomatis: Là dạng vi khuẩn chính gây ra các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh đau mắt đỏ và chúng thường cư trú ở cổ tử cung, niệu đạo, âm đạo của bệnh nhân.
Khi bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, đường âm đạo, đường hậu môn thì vi khuẩn Chlamydia có thể nhanh chóng đi vào cơ thể. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh còn lây từ mẹ sang con hoặc nếu nam giới không xuất tinh thì vẫn có thể làm lây bệnh cho bạn tình.
Phần lớn các trường hợp bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu sẽ không phát hiện ra các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, các biểu hiện cũng không rõ ràng, chỉ nhận biết được khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Sau khoảng từ 1 – 3 tuần có tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện riêng, cụ thể:
Ở nam giới
Các biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây ra bao gồm:
- Có các biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo không do lậu gây ra (chiếm đến 60% các trường hợp) như đau, rát khi đi tiểu, tiểu buốt, khu vực miệng sáo viêm, sưng, đỏ tấy, có dịch nhày màu trắng ở niệu đạo...
- Có các biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn như đau khi tiểu tiện, sưng đau ở bìu dái, có cảm giác nặng ở bộ phận sinh dục, tiểu khó, tiểu nhiều, nước tiểu đục, tiểu gấp, đau lưng dưới, đau bụng dưới...
- Có các biểu hiện của bệnh viêm trực tràng do Chlamydia gây ra qua đường hậu môn như nóng rát kèm ngứa ngáy ở khu vực hậu môn, đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy, khó tiêu, đi ngoài ra máu...
- Có cảm giác ngứa ran, nóng rát ở đầu dương vật.
- Ra nhiều dịch có màu trắng đục, có mùi hôi ở lỗ sáo vào mỗi buổi sáng.
- Đau rát dương vật, đau bụng dưới mỗi khi tiểu tiện.
- Bị rối loạn xuất tinh, tinh dịch ra ít, dạng loãng, đôi khi có kèm theo máu.
- Một số trường hợp bệnh ở mức độ nặng, có cảm giác sưng đau ở cả hai bên tinh hoàn.
Ở nữ giới
Đa phần các biểu hiện bệnh Chlamydia ở nữ thường khá giống với một số bệnh lý phụ khoa. Chính vì vậy, chị em cần chú ý đi thăm khám, làm xét nghiệm để phân biệt rõ ràng loại bệnh này.
Có thể kể tới một số triệu chứng điển hình của bệnh Chlamydia ở nữ giới như:
- Âm đạo ra nhiều dịch bất thường.
- Khí hư tiết ra từ vùng kín thường có màu vàng nhạt, màu trắng đục, thậm chí là màu xanh kèm mùi hôi.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng ở niệu đạo và cổ tử cung.
- Vùng kín chảy máu bất thường khi tình trạng nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng.
- Có dấu hiệu ngứa ngáy vùng kín.
- Bị đau rát mỗi khi giao hợp, khi đi đại tiện.
- Đau mỏi vùng bụng trên, vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng kèm hiện tượng sốt, buồn nôn.
Nếu người bệnh chủ động đi thăm khám, chữa trị sớm thì bệnh có thể điều trị được. Ngược lại, nếu không tiến hành chữa trị ngay thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cơ quan sinh dục, viêm mắt, tổn thương da, viêm khớp...
6. Bệnh hạ cam
Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn có tính lây nhiễm rất cao do Haemophilus ducreyi – một loại vi khuẩn gram âm gây ra. Chúng sẽ nhanh chóng tấn công vào các mô, sau đó làm tổn thương và gây ra các vết loét ở bên ngoài cơ quan sinh dục.
- Có rất nhiều yếu tố làm lây nhiễm bệnh như do tiếp xúc với vết loét, mẫu bệnh phẩm, quan hệ tình dục không lành mạnh, giao hợp bằng đường miệng hoặc qua việc tự nhận, truyền máu của người mắc bệnh sang người lành.
- Thời gian ủ bệnh của căn bệnh này rất ngắn, chỉ khoảng 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh hạ cam ở cả nam giới, nữ giới thường bao gồm:
- Xuất hiện các nốt sẩn mềm, có quầng đỏ ở xung quanh ở thời kỳ đầu của bệnh. Sau khoảng 2 ngày, các nốt đó sẽ nhanh chóng chuyển sang các nốt mụn mủ.
- Sau khoảng 2 tuần, nếu bị trầy xước, loét, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, có thể quan sát được các vết loét mềm, bị xói mòn.
- Bao phủ các vết loét là dịch tiết, dịch có màu vàng, nguy cơ có thể tổn thương hoặc hoại tử.
- Ban đầu, chỉ có khoảng 1 vài vết loét nhưng sau có thể có nhiều vết loét do chúng có thể lây lan nhanh chóng. Nữ giới thường là đối tượng có nhiều vết loét hơn so với nam giới.
- Hình dạng của các vết loét thường khá giống hình rắn bò, có kích thước từ 2 – 10mm, các vết loét đó thường liên kết với nhau thành một vết loét to.
- Nổi nhiều hạch sưng đỏ, đau nhức, sau dần sẽ thấy mềm và vỡ ra.
- Các biểu hiện khác bao gồm sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục, tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, sưng vùng háng bất thường...
7. Viêm niệu đạo không do lậu
Viêm niệu đạo không do lậu thực chất là tình trạng nhiễm trùng do sự tấn công của các loại vi khuẩn khác mà không phải do vi khuẩn lậu gây ra, điển hình là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Bệnh chủ yếu gặp ở những người đang trong độ tuổi sinh sản, người đã có quan hệ tình dục.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này như do chứng hẹp/dài bao quy đầu, thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh, các chấn thương, phẫu thuật ở niệu đạo, đầu dương vật, ống bàng quang, bị dị ứng với các sản phẩm, hóa chất, biến chứng từ việc đặt ống thông tiểu.
Người bệnh khi mắc bệnh viêm niệu đạo không do lậu sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu điển hình sau:
- Có cảm giác khó chịu, đau đớn mỗi khi làm chuyện ấy.
- Sưng tấy, đỏ ửng, có cảm giác đau và dễ bị kích ứng ở niệu đạo.
- Có nhiều dịch ở lỗ niệu đạo nhưng lượng dịch tiết ra ít, thưa.
- Dịch có kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
- Gặp phải nhiều khó khăn khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn mủ, máu.
- Người mệt mỏi, sốt, buồn nôn, không muốn ăn uống, suy giảm ham muốn tình dục.
8. Bệnh HIV
Đây là một hội chứng suy giảm miễn dịch do virus Human Immunodeficiency Virus (HIV) gây ra. Loại bệnh này thường có con đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con và lây qua đường máu.
Thường thì phải từ 2 – 25 năm, các biểu hiện của căn bệnh này mới xuất hiện rõ ràng, cụ thể. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường và bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm cho người khác.
Khi bị nhiễm HIV, phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như: sốt kèm tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng, sụt cân nhanh chóng, ho dai dẳng, người mệt mỏi, suy nhược, nổi nốt ban đỏ, ngứa toàn thân, nổi nhiều mụn rộp trên cơ thể, nhiễm nấm ở họng, nổi nhiều hạch kéo dài trên 3 tháng, dễ bị giời leo tái lại.
Người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở, địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm khi vô tình tiếp xúc với virus HIV. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả.
Phòng tránh bệnh xã hội như thế nào?
Để phòng tránh các bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm nhất, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh xã hội.
- Chú ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị bệnh.
- Tránh làm lây nhiễm bệnh sang cho những người xung quanh.
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ về top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm, khó chữa nhất để mọi người cùng nắm rõ. Nếu còn băn khoăn gì, hãy nhấp vào khung chat trực tuyến tại bệnh viện da liễu cần thơ để được tư vấn cụ thể.