Tin tức y tế

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

[ Cập nhật vào ngày (13-11-2023) ]
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị
Giải đáp: Nguyên nhân gây sùi mào gà ở trẻ em, thông tin sùi mào gà ở trẻ em, dấu hiệu nhân biết sùi mào gà ở trẻ em, cách chữa bệnh sùi mào gà ở trẻ em, hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em...

Phần lớn mọi người khi nghe đến bệnh sùi mào gà đều nghĩ rằng người lớn mới là đối tượng mắc phải. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng, bởi trẻ em cũng có thể bị nhiễm phải căn bệnh này từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu vẫn là do bị lây từ mẹ. Để nắm rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị, mời mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em là gì?

Sùi mào gà ở trẻ em (hay còn gọi là sùi mào gà ở trẻ sơ sinh) là một căn bệnh xã hội cực kỳ phổ biến do virus HPV gây ra. Căn bệnh này có tốc độ phát triển, lan truyền nhanh và thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi từ 2 – 8 hoặc từ 5 – 6 tuổi.

Virus HPV thường có rất nhiều chủng loại khác nhau, thường có khoảng 120 loại. Ở người lớn, nếu chủng chính gây ra bệnh sùi mào gà là 6 và 11 thì ở trẻ em, chủng gây ra căn bệnh này lại là 1, 4, đặc biệt nhiều nhất là chủng 2 và 3.

Căn bệnh này phần lớn thường lây nhiễm qua đường tình dục, virus HPV sẽ nhanh chóng xâm nhập vào bộ phận sinh dục rồi phát triển, gây ra những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của trẻ em.

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh sùi mào gà ở trẻ em được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Sùi mào gà thông thường: Xuất hiện ở ngón tay, khuỷu tay, bàn tay... là những nốt mụn có màu nâu xám, bề mặt thô ráp, có dạng hình vòm cùng nhiều chấm đen nổi lên.
  • Sùi mào gà dạng phẳng: Kích thước của các nốt mụn cóc thường bằng đầu ngón tay, có màu nâu nhạt, màu vàng hoặc màu hồng ở mặt, cánh tay...
  • Mụn cóc lòng bàn chân: Loại này thường gây cảm giác khó chịu, đau đớn mỗi khi trẻ vận động, chạy nhảy.
  • Mụn cóc Filiform: Loại này thường có màu hồng, hình dạng giống ngón tay, xuất hiện ở xung quanh mắt, mũi, miệng...
  • Mụn cóc sinh dục: Chủ yếu là các tổn thương, mụn sùi dạng mềm, không sần sùi ở bộ phận sinh dục của trẻ.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở trẻ em

Tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở trẻ em là do virus HPV, chúng thường xâm nhập vào trẻ sơ sinh qua rất nhiều con đường khác nhau, cụ thể:

Lây nhiễm qua nhau thai

Trường hợp mẹ đang có mầm bệnh là virus HPV trong cơ thể mà không được thăm khám, chữa trị kịp thời sẽ rất dễ làm lây nhiễm sang cho bé. Virus có thể lây nhiễm bệnh sùi mào gà cho trẻ qua bánh nhau khiến trẻ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lây nhiễm qua nước ối

Virus HPV có thể xâm nhập vào tử cung đến nước ối, em bé do sống ở buồng tử cung nên nếu không may uống phải nước ối có chứa HPV thì rất dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà bẩm sinh.

Lây nhiễm khi mẹ sinh nở

Bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh còn lây nhiễm qua đường sinh nở, thường là trong quá trình mẹ sinh thường qua âm đạo. Khi đó, em bé sẽ dễ bị nhiễm virus HPV từ người mẹ của mình.

Lây nhiễm gián tiếp

Trường hợp trẻ có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu mà tiếp xúc với người thân, người chăm sóc mắc bệnh sùi mào gà thì cũng rất dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà. Hoặc khi trẻ có sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bị sùi mào gà thì cũng rất dễ nhiễm phải bệnh.

Bài viết liên quan đến sùi mào gà

Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ em

Cũng như ở người lớn, bệnh sùi mào gà ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu thường khó phát hiện khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc nhận biết bệnh sẽ giúp cha mẹ đưa trẻ đi thăm khám, chữa trị kịp thời để tránh gặp phải những tác hại nguy hiểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh sùi mào gà ở trẻ em là những u nhú, nốt sùi nhỏ li ti không đều nhau, có màu hồng, màu hồng hoặc có màu da, dạng mềm, ẩm ướt. Sau một thời gian, các nốt sùi đó sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng và liên kết với nhau thành nhiều chùm, nhiều mảng lớn, có hình dạng giống hoa súp lơ, mào gà, có cuống hoặc có chân.

  • Thường thì các u nhú, tổn thương do virus HPV gây ra thường xuất hiện ở quanh bộ phận sinh dục, lưỡi, miệng, môi, mắt, họng, bộ phận sinh dục, khu vực hậu môn, quanh lỗ niệu đạo, thậm chí là ở trực tràng...
  • Những nốt u sùi, tổn thương do virus HPV gây ra thường dễ bị trầy xước, chảy máu, chảy ra dịch mủ kèm mùi hôi tanh, nếu để lâu còn dễ dẫn đến hiện tượng viêm loét, lở loét.
  • Do có cảm giác ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu nên nhiều trẻ thường dùng tay gãi liên tục vào những vị trí có những mảng sùi, u nhú khiến khu vực đó dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, trẻ mắc bệnh sùi mào gà cũng có thêm các biểu hiện, triệu chứng khác như chán ăn, quấy khóc, xanh xao, không muốn bú sữa, bị nôn trớ, mệt mỏi, khó ngủ...

Tác hại sùi mào gà ở trẻ em

HPV là một loại virus gây bệnh kín đáo, thầm lặng nên rất khó để phát hiện. Đa phần trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng thì trẻ sẽ ít có cảm giác ngứa ngáy, đau rát nên cha mẹ cũng không nắm rõ để đưa trẻ đi khám.

Đối với trường hợp bệnh đã chuyển sang mức độ nặng hơn, virus đã xâm nhập và tấn công vào các cơ quan trong cơ thể sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, tạo ra nhiều nốt sùi chi chít trên da, tại cơ quan sinh dục, khu vực hậu môn.

Bên cạnh đó, virus HPV còn gây ra nhiều bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp ở trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, do sự xuất hiện của các đám u nhú gây cản trở, đau đớn việc bú, nuốt sữa khiến bé liên tục quấy khóc, nôn trớ, tiếng khóc có dấu hiệu khàn đục bất thường. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp trẻ còn mắc phải bệnh ung thư vòm họng.

Trường hợp virus HPV cư trú ở bộ phận sinh dục sẽ gây dị dạng, ngứa ngáy khu vực này. Nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, bệnh còn có khả năng tiến triển thành ung thư, vô sinh, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau khi trẻ lớn lên.

Cách chữa trị bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Các chuyên gia cho biết, cách chữa sùi mào gà ở trẻ sơ sinh thường không dễ so với người lớn, bởi trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, chưa đảm bảo và việc chữa trị có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Có khá nhiều trường hợp dù đã điều trị nhưng virus HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể nhưng không phát ra bệnh. Hoặc một số trường hợp đã chữa trị đầy đủ, đúng cách nhưng bệnh vẫn tái phát trở lại.

Tùy vào từng trường hợp như số tuổi của trẻ, sức khỏe, sức đề kháng và mức độ, giai đoạn cụ thể của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra cách chữa sùi mào gà ở trẻ sơ sinh phù hợp, có hiệu quả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Như vậy, hy vọng bài viết từ bệnh viện da liễu cần thơ này đã giúp mọi người nắm rõ hơn về căn bệnh sùi mào gà ở trẻ em cùng những vấn đề có liên quan. Nếu còn thắc mắc, băn khoăn nào, các bạn có thể nhấp vào khung chat trực tuyến tại đây để được các chuyên gia giải đáp thêm.

 

BSCKI. Trần Hồng Chi